(HBĐT) - Ngay dưới chân cây cầu bê tông sừng sững vắt qua sông Bôi còn dang dở, hàng ngày, chiếc cầu phao sắt cũ nát oằn mình dưới bước chân hàng trăm lượt người, phương tiện qua sông...



Khi nước sông Bôi dâng cao, chiếc cầu phao sắt cũ nối thôn Đầm Đa và thôn Bến Nghĩa, xã Phú Nghĩa (Lạc Thủy) phải cắt chờ nước rút, ảnh hưởng lớn đến đời sống, đi lại của người dân.

"Không chỉ người dân mà chúng tôi cũng mong mỏi từng ngày, từng tháng dự án hoàn thành, có cầu, có đường qua sông” - chỉ tay về phía cây cầu bê tông đang xây dang dở, chơ vơ, chỏng lỏn vắt qua sông Bôi nối thôn Đầm Đa sang thôn Bến Nghĩa, xã Phú Nghĩa (Lạc Thủy), Chủ tịch UBND xã Phú Nghĩa Dương Xuân Hùng cười buồn.

Trò chuyện với chúng tôi, Chủ tịch UBND xã Phú Nghĩa cho biết: Tôi là người ở bên kia sông. Năm 2016, khi huyện triển khai thực hiện dự án đường nối từ xã Phú Lão (cũ) đi xã Liên Hòa (cũ), nay là xã Phú Nghĩa và xã Thống Nhất, chúng tôi rất phấn khởi. Bởi khi đó, đi từ bờ bên kia sang bên này sông không còn phải đi qua cầu phao sắt cũ nát, dập dềnh sóng nước rất nguy hiểm, nhất là vào mùa mưa lũ. Theo dự án triển khai, ngoài hạng mục đường còn có hạng mục cầu bê tông cốt thép vĩnh cửu bắc qua sông, tạo điều kiện giao thương đi lại thuận lợi cho người dân các xã: Phú Lão, Cố Nghĩa (nay sáp nhập thành xã Phú Nghĩa), Liên Hòa, Đồng Môn (nay sáp nhập thành xã Thống Nhất). Trên thực tế, mỗi khi sông Bôi có lũ về cầu phao không đảm bảo an toàn. Như trận lũ năm 2017, nước lũ sông Bôi dâng cao cuốn phăng cả mấy nhịp cầu trôi về tận Yên Bồng cách đó cả chục km.

Theo những người dân có kinh nghiệm sông nước thì sông Bôi hầu như năm nào cũng có lũ. Do sông nhỏ, hẹp, lưu tốc dòng nước lớn, lòng sông có độ dốc lớn nên lũ sông Bôi thường rất siết và nguy hiểm. "Do vậy, khi nào thượng nguồn có mưa, nhìn con nước đỏ lựng là dấu hiệu của lũ về. Khi ấy cầu phao qua sông Bôi thuộc địa phận thôn Đầm Đa sang thôn Bến Nghĩa lập tức bị cắt. Muốn sang sông chúng tôi chỉ có cách đi xuôi về phía hạ lưu thêm dăm ba km nữa, ở đó mới có cầu sang sông. Tuy nhiên, cầu đó cũng chỉ dành cho người đi bộ và xe đạp, xe máy. Còn xe ô tô phải vòng qua thị trấn Chi Nê để về Bến Nghĩa với quãng đường 20 - 30 km. Nếu không phải ra đường Hồ Chí Minh, vòng lại theo đường Hưng Thi với tổng chiều dài khoảng trên 50 km” - anh Nguyễn Văn Long, thôn Đầm Đa chia sẻ.

Theo đồng chí Dương Xuân Hùng, Chủ tịch UBND xã Phú Nghĩa, do địa phương còn nhiều khó khăn nên việc bố trí kinh phí duy tu, bảo dưỡng cầu phao có hạn, việc sửa chữa, bảo dưỡng cầu, mặt cầu hầu như không đáng kể. Hiện, mặt cầu phao vẫn được ghép bằng những tấm sắt và lát gỗ gồ ghề khó đi, nhất là đối với phụ nữ tay lái yếu hay các cháu học sinh.

Còn theo ông Nguyễn Văn Bình, thôn Bến Nghĩa, dự án đường từ Phú Nghĩa đi Thống Nhất đang chậm triển khai, còn dang dở. Hàng ngày, người dân vẫn phải đi qua sông trên chiếc cầu phao cũ nát, dập dềnh tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn, được ví như đang đi trên "lưỡi dao”.

"Nếu dự án hoàn thành sẽ mở ra cơ hội, không gian phát triển mới không chỉ cho xã Phú Nghĩa, mà còn tạo điều kiện giao thương thuận lợi, tạo sự kiên kết vùng và phát triển KT-XH một cách đồng bộ, bền vững cho cả các xã vùng sâu, xa điều kiện kinh tế khó khăn của huyện. Bởi, khi dự án hoàn thành, đi từ các xã vùng sâu khó khăn như Thống Nhất, An Lạc ra quốc lộ 21 chỉ khoảng 3 - 4 km, thay vì phải đi hàng chục km như hiện nay. Hơn nữa, dự án hoàn thành cũng giảm bớt áp lực, khó khăn trong mùa mưa lũ. Người dân 2 bên bờ sông Bôi sẽ không phải chịu cảnh chia cắt, cô lập khi lũ về. Khi đó, tôi tin chắc điều kiện KT-XH của các xã vùng trong sẽ còn vươn lên phát triển mạnh mẽ hơn nữa” - đồng chí Dương Xuân Hùng, Chủ tịch UBND xã Phú Nghĩa phân tích và kỳ vọng.

(Còn nữa)

 

Nhóm P.V


Các tin khác


Đổi thay nơi lòng chảo Điện Biên Phủ dưới góc nhìn của những “pho sử sống”

Trong ký ức của họ, những chiến sỹ Điện Biên năm xưa cả vùng đất rộng lớn của cánh đồng Mường Thanh bị tàn phá nặng nề, hoang tàn, ngồn ngang vũ khí và bom đạn sau chiến tranh… Và nay, sau 70 năm nơi chiến trường xưa là một thành phố trẻ tràn đầy sức sống. Giữa nhộn nhịp của cuộc sống, những chiến sỹ Điện Biên năm xưa như những "pho sử sống” trao truyền cho thế hệ hôm nay ngọn lửa của lòng tự hào, tinh thần đấu tranh anh dũng, bất khuất của dân tộc...

Kiên cường lính nhà giàn DK1

Bất cứ ai có mặt trên sân thượng nhà giàn DK1/10 ở bãi cạn Cà Mau sáng đó chắc không thể nào quên: những gương mặt cương nghị, rắn rỏi đượm vị mặn mòi biển cả và những lời thề của cán bộ, chiến sĩ (CB,CS) nhà giàn trong buổi chào cờ. Gió lồng lộng thổi, nắng vàng rực rỡ. Dưới chân nhà giàn, những con sóng vẫn trào dâng như hòa điệu vào bài Quốc ca và lời tuyên thệ đanh thép của chỉ huy trưởng nhà giàn Nguyễn Đình Đức: "Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng. Xin thề...”.

Về “ Thủ đô gió ngàn - Chiến khu Việt Bắc"

Những ngày tháng Tư lịch sử, đoàn cán bộ, hội viên Hội Nhà báo tỉnh Hoà Bình và 2 tỉnh Hưng Yên, Thái Nguyên có dịp về thăm "Thủ đô gió ngàn - Chiến khu Việt Bắc” - An toàn khu (ATK) Định Hóa (Thái Nguyên). Chuyến đi mang nhiều ý nghĩa, giúp cán bộ, phóng viên, hội viên Hội Nhà báo các tỉnh được hiểu sâu hơn về lịch sử ATK Định Hóa nói riêng, lịch sử dân tộc nói chung.

Sài Gòn tháng Tư - Những sắc màu rực rỡ

Như một cơ duyên, cả 2 lần đến với Sài Gòn (thành phố Hồ Chí Minh) đều vào tháng Tư. Sài Gòn hoa lệ vào những ngày này được trang trí thêm cờ hoa, khẩu hiệu, tổ chức thêm nhiều sự kiện kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4), Ngày Quốc tế lao động (1/5)… Bởi thế, lòng người cũng hân hoan, hứng khởi. Muốn đi thật nhiều, cảm nhận thật nhiều về một thành phố giàu lịch sử và văn hóa, một đô thị sôi động và luôn rực rỡ sắc màu.

Khát vọng cống hiến vì miền Nam ruột thịt

Cứ mỗi dịp tháng 4 hằng năm, những cựu binh tham gia kháng chiến chống Mỹ lại cùng tề tựu để nhớ về thời hoa lửa lên đường đi chiến đấu với nhiệt huyết và khát vọng cháy bỏng vì độc lập và thống nhất đất nước. Mỗi người một hoàn cảnh, người gác việc học hành, tạm biệt người yêu lên đường kháng chiến, người là con độc nhất trong gia đình viết đơn tình nguyện đi bộ đội, thanh niên xung phong… với tâm thế được tận hiến cho Tổ quốc.

Khởi sắc vùng chuyển dân lòng hồ sông Đà

Phương châm "nơi ở mới tốt hơn nơi ở cũ” được nhắc đi nhắc lại trong suốt hành trình triển khai Đề án ổn định dân cư, phát triển KT-XH vùng chuyển dân sông Đà. Cùng với những chính sách thiết thực, hiệu quả, những điều chỉnh kịp thời phù hợp với tình hình thực tế, đời sống nhân dân vùng tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện từng bước ổn định.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục