(HBĐT) - Tiếng nói, chữ viết là công cụ tư duy và là phương tiện giao tiếp để thể hiện, lưu giữ, truyền bá tri thức phản ánh bản sắc của cá nhân và cộng đồng. Đây còn là hồn cốt của mỗi dân tộc. Việc bảo tồn, phát huy tiếng nói, chữ viết các dân tộc thiểu số (DTTS) là cấp thiết để giữ gìn bản sắc văn hóa, thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc. Công tác bảo tồn, phát huy tiếng nói, chữ viết của các DTTS là một trong những chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước.


Nghệ nhân Lường Đức Chôm, xã Trung Thành (Đà Bắc) lưu trữ số được gần 300 cuốn sách của người Tày.

Phục dựng chữ Mường

Hòa Bình có 6 DTTS chủ yếu sinh sống phân bố rải rác ở 10 huyện, thành phố. Mỗi dân tộc đều có tiếng nói riêng, nhưng chữ viết thì còn ít người biết đến. Trong những năm qua, thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về việc bảo tồn tiếng nói, chữ viết DTTS, nhiều chính sách cụ thể liên quan đến bảo tồn và phát triển tiếng nói, chữ viết dân tộc được cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương đặc biệt quan tâm. Từ năm 2015, Sở KH&CN đã phối hợp Viện Ngôn ngữ học (Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam) tổ chức nghiên cứu, thực hiện đề tài khoa học "Xây dựng bộ chữ viết dân tộc Mường phục vụ cho việc bảo tồn, phát huy văn hóa Mường tại tỉnh Hòa Bình”. UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2296/QĐ-UBND về việc phê chuẩn bộ chữ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình. Theo đó, bộ chữ dân tộc Mường gồm 28 chữ cái; 24 phụ âm đầu; 1 âm đệm. Tiếng Mường có 14 nguyên âm, gồm 11 nguyên âm đơn và 3 nguyên âm đôi. Âm cuối tiếng Mường gồm 9 phụ âm và 2 bán nguyên âm. Tiếng Mường có 5 thanh điệu, 152 vần… Đồng thời, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 118/KH-UBND về việc triển khai ứng dụng bộ chữ dân tộc Mường tại tỉnh, mục đích đưa bộ chữ Mường được phê chuẩn vào đời sống dân tộc Mường; khẳng định bộ chữ Mường là chữ viết chính thức của dân tộc Mường và góp phần bảo tồn, phát huy văn hóa của dân tộc Mường tại tỉnh. Phê duyệt Đề án dạy và học tiếng dân tộc Mường giai đoạn 2018 - 2025, tầm nhìn đến năm 2035 trên địa bàn tỉnh. Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ đã in và phát hành cuốn tài liệu hướng dẫn dạy tiếng nói, chữ viết âm vị tiếng Mường, mã bộ gõ Unikey tiếng Mường; hướng dẫn học chữ Mường, đọc hiểu tiếng Mường. Đến nay, việc học và sử dụng chữ Mường đã được phổ biến, điển hình trên Báo Hòa Bình điện tử có phiên bản chữ Mường nhằm bảo tồn, phổ biến chữ Mường rộng rãi.

"Giữ" chữ cha ông

Người dân tộc Tày sống phổ biến ở những xã vùng cao của huyện Đà Bắc, từ lâu đã có chữ viết riêng được sử dụng trong các sách cổ về tâm linh, truyện cổ, thơ ca, hò vè... Những văn bản đó được lưu trữ rải rác ở một số gia đình. Tuy nhiên, người đọc, viết chữ Tày ngày càng ít. Chủ yếu là người già, con thầy nho. Để không bị mất đi chữ viết, bản sắc của dân tộc, hơn 50 năm nay, ông Lường Đức Chôm ở xóm Bay, xã Trung Thành (Đà Bắc) đã lặn lội tìm hiểu, sưu tầm nhiều văn bản của người Tày, từ những cuốn sách viết xem ngày tháng để xây nhà, dựng vợ gả chồng đến quyết định bổ nhiệm chủ tịch xã hiện nay. Thành quả của ông sau nhiều năm sưu tầm là gần 300 cuốn sách với đủ các thể loại được lưu trữ số. Ông đã được Chủ tịch nước tặng danh hiệu "Nghệ nhân Ưu tú" trong gìn giữ, phát huy di sản văn hóa phi vật thể và Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen. Ông đã tham mưu Phòng GD&ĐT huyện tổ chức được 2 lớp dạy và học chữ dân tộc Tày. Từ lớp học của ông, các học viên đã dạy hàng trăm học sinh ở 8 xã của huyện Đà Bắc đọc thông, viết thạo chữ Tày. Ông chia sẻ: Qua sách, qua những văn bản lưu trữ bằng chữ Tày con cháu mới biết đời sống tinh thần của người Tày. Nếu chỉ có tiếng nói thì theo thời gian những người cao tuổi dần mất đi, hoặc không còn nhớ kể lại cho con cháu thì phong tục tập quán, những câu truyện dân gian, hò vè, nghi lễ… sẽ dần mất đi. Nếu không có chữ, không có sách lưu trữ con cháu sẽ không biết được. Đơn giản như chuyện đi mời cưới của người Tày xưa. Người mời đến nhà phải giới thiệu cho người được mời từ gia đình thân thế, hoàn cảnh gia đình chú rể cô dâu, rồi khi khách đến tiếp đón như nào, tham gia hoạt động gì của gia đình, chú rể và cô dâu quen biết nhau, yêu nhau lấy nhau… Tất cả lời mời được đưa vào câu hò, vè theo vần, nhịp khi đến mời. Hay việc mời nhau chén rượu. Trước khi mời thì gia chủ phải giới thiệu đây là rượu gì, lấy gạo ở đâu, ngâm ủ thế nào, ai nấu… và cũng được đưa vào câu xướng. Qua chữ viết cũng lưu lại nhiều giá trị văn hóa của người Tày cổ như khi quyết định bổ nhiệm chủ tịch xã thì người đứng đầu được quản lý bao nhiêu người dân, đất đai chỉ rõ ranh giới, quản lý người dân không vào rừng khai thác lâm sản bừa bãi mà giữ cho cây sinh trưởng… Càng sưu tầm ông càng thấy cái hay, cái đẹp của văn hóa người Tày được lưu trữ từ chữ viết. Chia sẻ những dự định trong tương lai ông cho biết: Tôi đang hoàn thiện các thủ tục xin gia nhập Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam và in các cuốn sách mình đã sưu tầm hơn 50 năm nay. Cùng với đó sẽ tham mưu cho Phòng GD&ĐT huyện đưa môn chữ Tày vào dạy ở các trường phổ thông có người Tày sinh sống. Qua đó mong muốn văn hóa của người Tày trường tồn theo thời gian.

Cộng đồng người Dao sinh sống trên địa bàn tỉnh đa dạng nhóm người, chữ viết có từ lâu đời. Trong những năm qua, ông Triệu Văn Hội, xóm Cha, xã Toàn Sơn (Đà Bắc) là một trong những người con dân tộc Dao có nhiều công sức trong công tác dạy và học chữ của người Dao. Ông được UBND tỉnh tặng danh hiệu "Nghệ nhân Ưu tú" với thành tích lưu trữ và bảo tồn chữ viết của người Dao. Sau nhiều năm học, sưu tầm ông đã mở 1 lớp học cho 50 học viên, phần lớn là học sinh phổ thông. Sau 3 năm học, các học viên đọc thông viết thạo. Từ lớp học đầu tiên đã khơi dậy tinh thần gìn giữ bản sắc văn hóa của những trí thức người Dao ở xã Toàn Sơn. Nhiều người khi biết chữ đã dạy lại cho con cháu và sưu tầm những văn bản cổ. Ông Hội cho biết: Chữ viết là một di sản văn hóa quý báu, gắn liền với các sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của người Dao. Tôi mong muốn có nhiều học viên hơn nữa, truyền đạt cho thế hệ tương lai chữ viết và văn hóa của người Dao để không mất đi những gì mà ông cha truyền lại. Các cấp chính quyền địa phương tạo điều kiện học chữ viết, nghiên cứu, sưu tầm làm cơ sở cho việc lưu giữ lâu dài và phát huy giá trị của di sản này.

(Còn nữa)


Nhóm P.V Phòng Văn hóa - Xã hội


Các tin khác


Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo

Những năm qua, cùng với triển khai các giải pháp nhằm tạo sinh kế cho người nghèo vươn lên, việc xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, cận nghèo cũng luôn được tỉnh quan tâm thực hiện. Ngoài đề án, chương trình hỗ trợ nhà ở, các cấp, ngành đã tăng cường huy động nguồn lực để hỗ trợ sửa chữa, xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hoàn cảnh khó khăn, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, tạo động lực để các hộ vươn lên thoát nghèo.

Người "hóa rồng" cho tre Hòa Bình

Từ một cây tre ngà bình thường, ông Nguyễn Văn Nam ở xã Yên Trị, huyện Yên Thủy đã biến thành "rồng tre”, thể hiện tinh thần đoàn kết với mong muốn Việt Nam muốn làm bạn với các nước trên thế giới. Những tác phẩm của ông đã được nhiều nước biết đến.

Lắng đọng, thiêng liêng ở Nghĩa trang Hàng Dương

Nghĩa trang Hàng Dương, huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu gắn với Khu di tích Quốc gia đặc biệt Nhà tù Côn Đảo trong những ngày Xuân đón du khách ở mọi miền đất nước đến thăm viếng. Từ sáng sớm đến 24h, những nén hương, những bông hoa thơm ngát, tinh khôi được thắp, dâng trang trọng trên những phần mộ đem đến cho ta những cảm xúc trào dâng. Trong khuôn viên rất nhiều loài hoa khoe sắc như muốn chia sẻ, tri ân những người con đã nằm lại nơi đây.

Lừa đảo xuất khẩu lao động - cạm bẫy “việc nhẹ, lương cao”

Lợi dụng việc một bộ phận người dân có nhu cầu tham gia xuất khẩu lao động (XKLĐ), thời gian qua, trên địa bàn tỉnh xuất hiện các chiêu lừa XKLĐ khiến không ít người lâm vào cảnh éo le. Thậm chí nhiều trường hợp đứng trước "nanh vuốt” của bọn tội phạm mua bán người...

Sáng mãi màu áo xanh tình nguyện

"Năm 2024, Ban Chấp hành Trung ương Đoàn thống nhất lựa chọn chủ đề công tác là "Năm Thanh niên tình nguyện”. Đây là năm đánh dấu nhiều sự kiện đặc biệt có ý nghĩa trong phong trào thanh niên tình nguyện, như: kỷ niệm 60 năm phong trào "Ba sẵn sàng”, 10 năm "Năm Thanh niên tình nguyện”, 25 năm Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè. Vì vậy, tổ chức Đoàn các cấp cần phải xem đây là một năm sôi động các hoạt động thanh niên tình nguyện trên toàn quốc với sự tham gia đông đảo của các tầng lớp thanh niên Việt Nam" - đồng chí Bùi Quang Huy, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn nhấn mạnh tại hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đoàn lần thứ tư, khoá XII (tháng 1/2024).

Xung quanh việc xây dựng trụ sở và công trình văn hóa tâm linh tại thành phố Hòa Bình: Bài 2 - Công trình không phù hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, vi phạm trật tự xây dựng?

Liên quan đến việc xây dựng chùa Hòa Bình và các công trình phụ trợ, thời gian qua, một số cơ quan thông tin, báo chí đưa tin cho rằng: công trình này không phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; vi phạm các quy định của pháp luật về thủ tục đầu tư; còn để xảy ra nhiều sai phạm liên quan đến trật tự xây dựng. Trước những vấn đề được dư luận xã hội và người dân quan tâm, các cơ quan chức năng của tỉnh và UBND thành phố Hòa Bình (TPHB) đã có thông tin phản hồi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục