(HBĐT) - Là tỉnh miền núi, địa hình chia cắt, độ dốc lớn, những năm gần đây, trên địa bàn tỉnh xảy ra hầu hết các loại hình thiên tai như: mưa đá, dông lốc, lũ ống, lũ quét, trượt sạt, lở đất, lở đá gây thiệt hại nghiêm trọng cho sản xuất, tính mạng, đời sống của Nhân dân. Cấp uỷ, chính quyền các địa phương đang tập trung thực hiện các giải pháp ổn định cuộc sống, hỗ trợ phát triển sản xuất cho người dân vùng thiên tai, đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS), màu xanh đã trở lại trên vùng đất bị ảnh hưởng nặng nề của thiên tai.






Ban Dân tộc (HĐND tỉnh) giám sát việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Tân Lạc. 

Sau đợt mưa lũ tháng 10/2017, huyện vùng cao Đà Bắc có 211 hộ dân phải di dời khẩn cấp ra khỏi vùng nguy cơ sạt lở cao tại 5 khu tái định cư (KTĐC), tổng diện tích 19,5 ha, gồm: KTĐC xóm Nhạp, xã Đồng Ruộng; xóm Nà Pèn, xã Đồng Nghê (cũ), xóm Cốp - xã Suối Nánh (cũ) - nay là xã Nánh Nghê; xóm Túp, xã Tiền Phong; xóm Lau Bai, xã Vầy Nưa. Diện tích bình quân mỗi hộ được bàn giao từ 200 - 400 m2 đất ở và đất sản xuất. Các hạng mục của dự án gồm: San mặt bằng, nước sinh hoạt, điện, đường nội KTĐC, trường tiểu học và trường mầm non, tổng mức đầu tư gần 113 tỷ đồng. 5 năm sau khi chuyển về nơi ở mới, cuộc sống ở KTĐC vùng lòng hồ Đà Bắc cơ bản ổn định và có nhiều khởi sắc. Thăm KTĐC Lau Bai, chúng tôi được chứng kiến sự đổi thay trong cuộc sống bà con nơi đây. Từ những ngày đầu về còn khó khăn trong các ngôi lều tạm, những ngôi nhà mới được xây dựng khang trang, hệ thống điện, đường, nước sạch, trường học được đầu tư bài bản, đáp ứng nhu cầu cuộc sống của người dân. Nhịp sống mới bình yên, no đủ đang hiện hữu.

Đồng chí Nguyễn Thanh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND huyện Đà Bắc cho biết: Trên địa bàn huyện có 5 KTĐC tập trung, gồm: xóm Lau Bai, xã Vầy Nưa; xóm Túp, xã Tiền Phong; xóm Kế, xã Mường Chiềng; xóm Nhạp, xã Đồng Ruộng; xóm Bưa Cốc, xã Nánh Nghê. Trong những năm qua, các chính sách hỗ trợ thực hiện di dân tái định cư và định canh, định cư được huyện quan tâm triển khai thực hiện chặt chẽ, đúng quy định. Các chính sách được triển khai đã góp phần tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu gắn với quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất, tăng thu nhập, giảm nghèo bền vững. Từ đó, khắc phục hậu quả thiên tai, lũ quét, sạt lở đất, phát triển KT-XH, bảo vệ môi trường, AN-QP vùng ĐBDTTS, miền núi. Đồng thời, giúp ổn định đời sống người dân, hạn chế tình trạng di cư tự do trên địa bàn huyện.

Chia tay KTĐC Lau Bai, vượt qua cung đường men theo các sườn đồi, chúng tôi đến KTĐC xóm Tớn Trong, xã vùng cao Vân Sơn (Tân Lạc). Ông Hà Văn Tăng, xóm Tớn Trong chia sẻ: Năm 2017, trên địa bàn thời tiết không thuận lợi, bị sạt lở do thiên tai, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sinh hoạt và sản xuất của người dân. Được Đảng, Nhà nước quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng KTĐC xóm Tớn Trong, chúng tôi vui mừng lắm. Năm 2018, người dân đã được chuyển đến nơi ở mới với diện tích bình quân 300 m2/hộ. Chúng tôi rất cảm ơn các cấp đã quan tâm chia sẻ khó khăn, bảo vệ an toàn, tính mạng cho người dân. Hiện KTĐC xóm Tớn Trong có 21 hộ dân đã đến làm nhà ở ổn định từ năm 2018. Trên địa bàn toàn huyện Tân Lạc có 4 KTĐC cho 75 hộ dân bị ảnh hưởng bởi thiên tai, trong đó 1 KTĐC xóm Ngòi, xã Suối Hoa diện tích 1,1 ha với 20 hộ, 3 KTĐC tại xã Vân Sơn diện tích 3,1 ha với 55 hộ. Huyện có 16/16 xã, thị trấn với 146/159 xóm, khu thuộc vùng ĐBDTTS và miền núi (9 xã và 9 xóm thuộc diện ĐBKK). Những năm qua, các cấp ủy, chính quyền, MTTQ huyện luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời các chương trình, dự án, chính sách dân tộc. Nhờ đó, bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới; sản xuất, đời sống của ĐBDTTS ổn định, tình hình ANCT - TTATXH, đoàn kết dân tộc được giữ vững.

Có thể khẳng định, thực hiện bố trí ổn định dân cư tại các vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn đã góp phần tích cực ổn định, nâng cao đời sống của người dân, hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai, di cư tự do; giải quyết việc làm, tăng thu nhập, hỗ trợ người dân tiếp cận bình đẳng các dịch vụ xã hội cơ bản, góp phần giảm nghèo, bảo vệ môi trường và củng cố QP-AN trên địa bàn. Chủ trương đúng đắn, tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn còn không ít khó khăn, vướng mắc như: việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ĐBDTTS ở các KTĐC còn chậm; vấn đề đảm bảo sinh kế, giải quyết việc làm, phát triển kinh tế cho các hộ dân còn nhiều khó khăn cần sớm tìm hướng giải quyết...

(Còn nữa)

Hương Lan

Các tin khác


Gặp gỡ cựu chiến binh tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

70 năm đã trôi qua nhưng ký ức, kỷ niệm về tháng ngày tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí cựu chiến binh Lý Văn Ngoan (ảnh), hiện sinh sống tại thôn Đồng Tiến, xã Phú Thành, huyện Lạc Thủy.

Đổi thay nơi lòng chảo Điện Biên Phủ dưới góc nhìn của những “pho sử sống”

Trong ký ức của họ, những chiến sỹ Điện Biên năm xưa cả vùng đất rộng lớn của cánh đồng Mường Thanh bị tàn phá nặng nề, hoang tàn, ngồn ngang vũ khí và bom đạn sau chiến tranh… Và nay, sau 70 năm nơi chiến trường xưa là một thành phố trẻ tràn đầy sức sống. Giữa nhộn nhịp của cuộc sống, những chiến sỹ Điện Biên năm xưa như những "pho sử sống” trao truyền cho thế hệ hôm nay ngọn lửa của lòng tự hào, tinh thần đấu tranh anh dũng, bất khuất của dân tộc...

Kiên cường lính nhà giàn DK1

Bất cứ ai có mặt trên sân thượng nhà giàn DK1/10 ở bãi cạn Cà Mau sáng đó chắc không thể nào quên: những gương mặt cương nghị, rắn rỏi đượm vị mặn mòi biển cả và những lời thề của cán bộ, chiến sĩ (CB,CS) nhà giàn trong buổi chào cờ. Gió lồng lộng thổi, nắng vàng rực rỡ. Dưới chân nhà giàn, những con sóng vẫn trào dâng như hòa điệu vào bài Quốc ca và lời tuyên thệ đanh thép của chỉ huy trưởng nhà giàn Nguyễn Đình Đức: "Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng. Xin thề...”.

Về “ Thủ đô gió ngàn - Chiến khu Việt Bắc"

Những ngày tháng Tư lịch sử, đoàn cán bộ, hội viên Hội Nhà báo tỉnh Hoà Bình và 2 tỉnh Hưng Yên, Thái Nguyên có dịp về thăm "Thủ đô gió ngàn - Chiến khu Việt Bắc” - An toàn khu (ATK) Định Hóa (Thái Nguyên). Chuyến đi mang nhiều ý nghĩa, giúp cán bộ, phóng viên, hội viên Hội Nhà báo các tỉnh được hiểu sâu hơn về lịch sử ATK Định Hóa nói riêng, lịch sử dân tộc nói chung.

Sài Gòn tháng Tư - Những sắc màu rực rỡ

Như một cơ duyên, cả 2 lần đến với Sài Gòn (thành phố Hồ Chí Minh) đều vào tháng Tư. Sài Gòn hoa lệ vào những ngày này được trang trí thêm cờ hoa, khẩu hiệu, tổ chức thêm nhiều sự kiện kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4), Ngày Quốc tế lao động (1/5)… Bởi thế, lòng người cũng hân hoan, hứng khởi. Muốn đi thật nhiều, cảm nhận thật nhiều về một thành phố giàu lịch sử và văn hóa, một đô thị sôi động và luôn rực rỡ sắc màu.

Khát vọng cống hiến vì miền Nam ruột thịt

Cứ mỗi dịp tháng 4 hằng năm, những cựu binh tham gia kháng chiến chống Mỹ lại cùng tề tựu để nhớ về thời hoa lửa lên đường đi chiến đấu với nhiệt huyết và khát vọng cháy bỏng vì độc lập và thống nhất đất nước. Mỗi người một hoàn cảnh, người gác việc học hành, tạm biệt người yêu lên đường kháng chiến, người là con độc nhất trong gia đình viết đơn tình nguyện đi bộ đội, thanh niên xung phong… với tâm thế được tận hiến cho Tổ quốc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục