(HBĐT) - Những ngày cuối tháng 4 lịch sử, học sinh trường TH&THCS Hùng Sơn, thị trấn Lương Sơn (Lương Sơn) được nghe các cựu chiến binh (CCB) trò truyện, kể về những chiến công anh dũng, truyền thống vẻ vang của Nhân dân các dân tộc trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống giặc ngoại xâm. Từ đó, các em được truyền lửa, hun đúc lòng yêu nước, yêu dân tộc, tiếp bước thế hệ cha ông xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.


Cựu chiến binh Đào Xuân Ngọc, tiểu khu 12, thị trấn Lương Sơn (Lương Sơn) trò chuyện với học sinh trường TH&THCS Hùng Sơn.

Tại buổi nói chuyện truyền thống, các học sinh chăm chú dõi theo từng câu chuyện của CCB Đào Xuân Ngọc ở tiểu khu 12, thị trấn Lương Sơn đã từng tham gia và chiến đấu tại chiến dịch Điện Biên Phủ. Mặc dù tuổi đã gần 90, nhưng ông Ngọc vẫn minh mẫn, dõng dạc kể về những câu chuyện thời áo lính. 68 năm trôi qua nhưng trong ký ức của ông Ngọc, những tháng ngày "ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt” và tinh thần dũng cảm của chiến sỹ Điện Biên không bao giờ quên. Những câu chuyện chân thực của ông Ngọc đã giúp học sinh hiểu hơn về lịch sử dân tộc, về truyền thống yêu nước, kiên cường bất khuất của lớp cha ông đi trước, góp phần khơi dậy tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, giáo dục về truyền thống, đạo lý "uống nước nhớ nguồn" cho học sinh.

Ông Ngọc chia sẻ: "Với tâm niệm còn sức khoẻ còn tiếp tục cống hiến, vì thế trong những dịp kỷ niệm ngày Giải phóng miền Nam 30/4, chiến thắng Điện Biên Phủ 7/5… tôi đều nhận lời tham gia nói chuyện truyền thống. Với mong muốn ôn lại những ký ức hào hùng của dân tộc, phần nữa là để các cháu hiểu được lịch sử, những mất mát, đau thương trong chiến tranh. Tôi rất tự hào bởi từ những câu chuyện lịch sử sẽ tiếp thêm sức mạnh cho các bạn trẻ nỗ lực vượt qua khó khăn, có ý chí phấn đấu, khát vọng cống hiến, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

Nguyễn Đào Thuỳ Trang, học sinh lớp 8, trường TH&THCS Hùng Sơn cho biết: "Thông qua các buổi nói truyền thống của các CCB và những bài học lịch sử trên lớp, em đã hiểu được những tháng năm gian khó giành độc lập dân tộc. Chúng em tự nhủ phải cố gắng học thật giỏi, tu dưỡng, rèn luyện đạo đức để tiếp nối truyền thống của các thế hệ đi trước, góp phần xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh”.

Với mong muốn tiếp lửa truyền thống cho thế hệ trẻ, tạo điều kiện cho lớp lớp đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) hiểu rõ hơn về truyền thống lịch sử của dân tộc, Hội CCB huyện đã tham mưu giúp cấp uỷ, chính quyền tăng cường tuyên truyền, đổi mới phương thức giáo dục, chú trọng hình thức giáo dục cộng đồng. Từ đầu năm đến nay, các cấp Hội CCB đã phối hợp với các ngành, đoàn thể, trường học trên địa bàn tổ chức 11 buổi gặp gỡ nhân chứng lịch sử, kể chuyện truyền thống trong các dịp kỷ niệm ngày Giải phóng miền Nam 30/4, thương binh - liệt sỹ 27/7, Quốc khánh 2/9, thu hút trên 3.000 lượt người tham gia… Huy động lực lượng ĐVTN dọn dẹp nghĩa trang liệt sỹ, sửa chữa nhà cho hộ chính sách. Trong dịp Tết Nguyên đán 2022, Hội CCB huyện phối hợp với MTTQ và các đoàn thể CT-XH tổ chức thăm hỏi, động viên và trao tặng gần 1.500 suất quà cho hội viên nghèo, gia đình chính sách trên địa bàn với tổng kinh phí trên 800 triệu đồng.

Bên cạnh việc thực hiện nhiệm vụ chăm lo, giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ, các cấp Hội CBB phối hợp cấp uỷ, chính quyền cơ sở tuyên truyền, vận động ĐVTN chấp hành nghiêm Luật Nghĩa vụ quân sự; nhiệt tình tham gia các hoạt động cộng đồng.

Đồng chí Hoàng Mạnh Tuấn, Chủ tịch Hội CCB huyện cho biết: "Công tác giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ là nhiệm vụ quan trọng, thời gian qua, các cấp Hội trên địa bàn đã phối hợp các ban, ngành, đoàn thể và các trường học tổ chức hoạt động giáo dục truyền thống. Đổi mới phương thức, đa dạng hoạt động thu hút ĐVTN tham gia nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho thế hệ trẻ. Vận động ĐVTN nâng cao ý thức, trách nhiệm, nỗ lực phấn đấu trong học tập, đồng thời, khơi dậy lòng tự hào, biết ơn và ý chí quyết tâm của tuổi trẻ, góp phần xây dựng quê hương và bảo vệ Tổ quốc”.


Đức Anh


Các tin khác


Giải quyết 3 đơn thư của công dân theo quy định

(HBĐT) - Quán triệt Chỉ thị của Tư lệnh Quân khu 3, hướng dẫn của Thanh tra Quốc phòng Quân khu 3 về công tác thanh tra quốc phòng năm 2022, các cơ quan, đơn vị quân sự trên địa bàn tỉnh duy trì thực hiện tốt nền nếp tiếp công dân.

Chi trả trợ cấp 1 lần cho hơn 1.500 đối tượng

(HBĐT) - Trong quý I/2022, Bộ CHQS tỉnh đã tiếp nhận, xét duyệt hồ sơ theo Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg, ngày 9/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ về "thực hiện chế độ đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế sau ngày 30/4/1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc" và Quyết định số 49/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về "một số chế độ, chính sách đối với dân công hoả tuyến tham gia kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế".

Huyện Lạc Thủy: Huấn luyện quân nhân dự bị năm 2022

(HBĐT) - Ngày 6/5, tại Trung tâm Huấn luyện dự bị động viên (DBĐV) Bộ CHQS tỉnh, Ban CHQS huyện Lạc Thủy phối hợp Trung đoàn 814 tổ chức khai mạc huấn luyện quân nhân dự bị là cán bộ khung cấp trung đội và cấp tiểu đoàn bộ binh huyện Lạc Thủy năm 2022.

Những đóng góp nổi bật của quân và dân tỉnh Hòa Bình trong chiến dịch Điện Biên Phủ

(HBĐT) - Để chuẩn bị cho chiến dịch Điện Biên phủ, Hòa Bình đã trở thành "hậu phương lớn”; là nơi tập kết vũ khí, hậu cần cho chiến dịch. Đặc biệt, tháng 3/1953, tại xã Đoàn Kết (Yên Thủy), Tổng Quân ủy T.Ư và Bộ Tư lệnh chiến dịch đã lựa chọn làm nơi "thử lửa” các khẩu sơn pháo từ 75 - 105 mm. Các khẩu sơn pháo này sau đó đều được đưa lên chiến đấu tại Điện Biên Phủ.

Chiến dịch Điện Biên Phủ - bản hùng ca chiến thắng

(HBĐT) - Ngày 7/5/1954, chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng, đi vào lịch sử như một bản hùng ca chói lọi, đột phá thành trì của hệ thống nô dịch thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc. Những địa danh: Mường Thanh, Hồng Cúm, Him Lam… mãi là những mốc son cho tinh thần, ý chí đấu tranh kiên cường trên con đường đi tới tự do, độc lập của Nhân dân ta. 68 năm đã trôi qua nhưng ký ức về cuộc chiến với chiến dịch "56 ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt" và tinh thần của chiến thắng Điện Biên Phủ như vẫn còn nguyên sức sống.

Chiến thắng huyền thoại trên đồi A1

(HBĐT) - Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử được chia làm 3 đợt tấn công, trong đó, đợt tấn công thứ hai và thứ ba đã diễn ra nhiều trận đánh rất ác liệt. Một trong những trận đánh tốn nhiều công sức là trận chiến trên đồi A1. Chiến thắng của quân ta trên đồi A1 đã trở thành một trong những chiến công huyền thoại đi vào lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục