(HBĐT) - Ngày 6/7, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Lạc Sơn đã tổ chức bế giảng lớp đào tạo nghề sửa chữa, bảo dưỡng, vận hành máy nông nghiệp.


Trao chứng chỉ hoàn thành khóa đào tạo nghề cho lao động nông thôn. 

Lớp học được triển khai dưới 3 tháng tại thị trấn Vụ Bản với sự tham gia của 18 lao động nông thôn. Trong 50 ngày thực học, khoảng 300 tiết thực hành, học viên được tiếp thu, trang bị về kỹ thuật vận hành an toàn; cách bảo trì, bảo dưỡng và khắc phục các sự cố động cơ của các loại máy nông nghiệp như: Máy cày, máy kéo, máy gặt đập liên hợp, máy bơm nước. Quá trình theo học, học viên còn được thực hành, vận dụng sửa chữa trực tiếp trên các loại máy nông nghiệp bị hỏng.

Chương trình đào tạo đảm bảo tiến độ đề ra, 18/18 học viên sau kiểm tra cuối đợt được cấp chứng chỉ nghề trình độ sơ cấp theo quy định. Qua đó, góp phần tạo việc làm mới cho lao động nông thôn, giúp học viên vận dụng các kiến thức đã học sản xuất, mở mang các dịch vụ sửa chữa máy nông nghiệp đáp ứng nhu cầu thực tiễn tại địa phương.



Bùi Minh

Các tin khác


Huyện Đà Bắc chăm lo đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

(HBĐT) - Huyện Đà Bắc có tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) chiếm gần 90% dân số. Địa hình đa phần đồi núi cao, hiểm trở, thường xuyên hứng chịu các đợt thiên tai. Theo thống kê năm 2022, thu nhập bình quân đầu người toàn huyện đạt 37,5 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo chiếm gần 35%. Xác định công tác dân tộc là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng, cấp ủy, chính quyền các cấp đã triển khai thực hiện có hiệu quả nhiều chương trình để nâng cao đời sống ĐBDTTS. Qua đó củng cố sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc, ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương.

Rà soát để bảo đảm tính hợp hiến của chính sách đất đai cho đồng bào dân tộc

Đất đai là tài nguyên hữu hạn, cho nên có thể trong giai đoạn hiện nay, thậm chí ở thế hệ này chúng ta chưa có điều kiện để khai thác tốt nhất nhưng cần quản lý, gìn giữ và bảo vệ để các thế hệ mai sau sử dụng tốt hơn, hiệu quả hơn.

Huyện Cao Phong: Tháo gỡ khó khăn thực hiện nguồn vốn hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số

(HBĐT) - Mặc dù vẫn còn một số vướng mắc về cơ chế, chính sách và các văn bản hướng dẫn, nhưng UBND huyện Cao Phong đã tập trung các giải pháp tháo gỡ khó khăn nhằm thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN). Qua đó góp phần ổn định cuộc sống người dân khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

Xã Lạc Sỹ: Đời sống đồng bào dân tộc thiểu số từng bước đổi thay

(HBĐT) - Lạc Sỹ là xã vùng sâu của huyện Yên Thủy với hơn 80% đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) sinh sống. Những năm qua, được sự hỗ trợ từ chính sách dân tộc, Lạc Sỹ đã huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển KT-XH. Nhờ đó, đời sống của người dân được nâng lên, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn vùng ĐBDTTS.

Ưu tiên hỗ trợ nguồn lực cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

(HBĐT) - Cử tri kiến nghị: Việc thực hiện tiêu chí về giao thông trong xây dựng nông thôn mới (NTM) còn gặp nhiều khó khăn, nhất là ở các địa bàn có điều kiện KT-XH kém phát triển. Đề nghị cần có cơ chế huy động vốn phù hợp, tăng cường hỗ trợ cho các xã khó khăn.

Ủy ban MTTQ tỉnh: Tập huấn thực hiện Chương trình phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

(HBĐT) - Ngày 25/8, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh tổ chức hội nghị tập huấn, triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi năm 2023 đối với tiểu dự án 1 và tiểu dự án 3 của Dự án 10 về phổ biến giáo dục pháp luật; tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS và tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá việc tổ chức thực hiện chương trình trên địa bàn tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục