(HBĐT) - Xã Thanh Sơn (Lương Sơn) có hơn 95% đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống. Những năm qua, cấp uỷ Đảng, chính quyền xã luôn chú trọng triển khai các chương trình, dự án, chính sách để phát triển KT-XH, nâng cao đời sống người dân.


Hộ dân thôn Thanh Hà, xã Thanh Sơn (Lương Sơn) trồng bưởi Diễn theo tiêu chuẩn Vietgap, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Thông qua lồng ghép nguồn vốn đầu tư của các Chương trình MTQG, xã tuyên truyền, vận động nhân dân phát huy nội lực để phát triển kinh tế gia đình. Thực hiện các chính sách về hỗ trợ sản xuất, UBND xã hướng dẫn các hộ thành lập tổ hợp tác sản xuất bưởi Diễn tại thôn Thanh Hà với 34 thành viên, trồng hơn 50 ha bưởi Diễn. Chú trọng sản xuất theo quy trình Vietgap, đảm bảo an toàn thực phẩm, sản phẩm bưởi Diễn Thanh Hà đạt năng suất, chất lượng tốt. Từ mô hình này, xã nhân rộng ra hơn 100 ha bưởi Diễn, bưởi đỏ tại các xóm, hiện hơn 80 ha đã cho thu hoạch. Năm 2023, được UBND huyện hỗ trợ kinh phí, ngành nông nghiệp hỗ trợ kỹ thuật chăm sóc theo tiêu chuẩn sản xuất an toàn, xã phấn đấu xây dựng thương hiệu bưởi Diễn phục vụ xuất khẩu. Bên cạnh đó, xã hướng dẫn người dân tiếp tục phát triển các cây trồng thế mạnh như ngô, dược liệu và các loại cây gia vị; trong đó diện tích ngô trên 220 ha; cây dược liệu và gia vị trên 40 ha.

Cùng với hỗ trợ người dân nâng cao chất lượng các loại cây trồng thế mạnh, xã vận động người dân phát triển mô hình trang trại và kinh tế rừng. Đồng chí Bùi Thị Nguyệt, Phó Chủ tịch UBND xã Thanh Sơn cho biết: Đối với kinh tế rừng, xã hướng dẫn bà con tăng cường chăm sóc, bảo vệ, cơ cấu giống cây trồng chính để rừng phát triển tốt. Tăng diện tích rừng được chuyển hoá sang kinh doanh gỗ lớn và thực hiện các biện pháp lâm sinh nhằm tăng năng suất rừng trồng. Năm 2023, xã đã hoàn thành diện tích rừng trồng trên 75 ha.

Không chỉ được hỗ trợ giống, vốn để phát triển sản xuất, hàng năm, nhiều hộ thuộc vùng đồng bào DTTS và miền núi, hộ nghèo, lao động nông thôn đã được xã cử tham gia tập huấn, học nghề, bồi dưỡng kiến thức để áp dụng KHKT vào sản xuất, nâng cao chất lượng, giá thành sản phẩm. Từ đó nhiều hộ mạnh dạn phát triển mô hình trang trại trồng trọt, chăn nuôi quy mô lớn. Hiện, trên địa bàn xã có 2 trang trại chăn nuôi quy mô lớn là trang trại lợn của hộ bà Ngô Hồng Gấm, xóm Dẻ Cau và trang trại gà của ông Hà Ngọc Lâm, xóm Yên Lịch. Trang trại chăn nuôi quy mô lớn đã góp phần tạo việc làm, thu nhập ổn định cho gần 30 lao động trên địa bàn xã. Đặc biệt, nhiều hộ kết hợp làm nông nghiệp với phát triển các dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp như mở xưởng xay xát, làm chổi chít, dịch vụ vận tải...

Cùng với chăm lo phát triển kinh tế, các chính sách về giáo dục, y tế, văn hoá, pháp luật, chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào DTTS đã được quan tâm thực hiện. Thông qua các phong trào thi đua, cuộc vận động, xã vận động nhân dân thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, xoá bỏ tập tục lạc hậu, đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá. Đồng chí Phó Chủ tịch UBND xã cho biết thêm: Xã Thanh Sơn có 3 thôn có hộ dân theo Công giáo với 44 hộ, 131 nhân khẩu, tập trung chủ yếu ở thôn Đồng Chồm, Cáp và Hợp Thung. Trong những năm qua, cấp uỷ, chính quyền luôn kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Đề cao và phát huy vai trò của trưởng xóm, người có uy tín, các tín đồ, chức sắc tôn giáo. Chú trọng xây dựng quy ước, hương ước của thôn xóm để xây dựng đời sống văn hoá. Chính vì vậy, gia đình Công giáo trên địa bàn tích cực tham gia các hoạt động của địa phương, phát huy vai trò trong các phong trào thi đua yêu nước và sống tốt đời, đẹp đạo.

Nhờ đẩy mạnh các hoạt động phát triển kinh tế, năm 2022, tỷ lệ hộ nghèo toàn xã giảm còn 6,29%, hộ cận nghèo 5,59%; thu nhập bình quân đầu người đạt 48 triệu đồng. Chất lượng cuộc sống của người dân được nâng lên. Hiện, tỷ lệ người dân tham gia BHYT đạt 81%; hộ gia đình được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 100%; hộ gia đình văn hoá đạt trên 86%; gần 90% tỷ lệ chất thải nguy hại và chất thải rắn trên địa bàn được xử lý. Xã phấn đấu năm 2025 đạt tiêu chuẩn xã nông thôn mới.


Đinh Hòa


Các tin khác


1.581 hộ đồng bào dân tộc có nhu cầu sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư

(HBĐT) - Theo báo cáo của UBND tỉnh, qua rà soát, tỉnh có 1.126 hộ dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có nhu cầu sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư tại chỗ, xen ghép và 455 hộ cần bố trí ổn định dân cư tập trung.

Xã Chí Đạo phát triển các mô hình sản xuất để giảm nghèo bền vững

(HBĐT) - Cách đây hơn 6 năm, anh Bùi Văn Chiến, hộ cận nghèo xóm Ong Man, xã Chí Đạo (Lạc Sơn) được vay vốn ngân hàng Chính sách xã hội phát triển chăn nuôi trâu theo hướng vỗ béo. Cùng với sự nhanh nhạy trong nắm bắt nhu cầu thị trường, anh mở thêm cửa hàng kinh doanh đồ điện gia dụng và mặt hàng gas tiêu dùng tại nhà.

Xã Tử Nê quan tâm cuộc sống đồng bào dân tộc thiểu số

(HBĐT) - Nhờ được phân bổ các nguồn lực và thực hiện có hiệu quả các chương trình, đề án phát triển KT-XH, đời sống người dân nói chung và đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) xã Tử Nê, huyện Tân Lạc nói riêng đã có nhiều đổi thay.

Triển khai hiệu quả các chính sách dân tộc

(HBĐT) - Hiện nay, các chính sách dân tộc tiếp tục được các cấp, các ngành quan tâm triển khai thực hiện, trong đó có Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (ĐBDTTS&MN) giai đoạn 2021 - 2030 và các chương trình, dự án khác triển khai trên địa bàn vùng dân tộc đã phát huy hiệu quả tích cực. Qua đó góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho ĐBDTTS; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tiếp tục được giữ vững.

Đẩy nhanh tiến độ giải ngân chương trình phát triển KT - XH vùng dân tộc thiểu số và miền núi

(HBĐT) - UBND tỉnh vừa tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm (2021 – 2023) và đánh giá kết quả 9 tháng năm 2023 về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển KT - XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (ĐBDTTS&MN) giai đoạn 2021 -2025 trên địa bàn tỉnh. Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng Ban chỉ đạo các Chương trình MTQG tỉnh chủ trì hội nghị.

Huyện Lạc Thủy chăm lo đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

(HBĐT) - Những năm qua, huyện Lạc Thủy đã huy động nhiều nguồn lực, lồng ghép các chính sách của Đảng, Nhà nước hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) trên địa bàn phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống. Nhờ đó, đời sống vật chất, tinh thần của ĐBDTTS được nâng lên rõ rệt, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, củng cố niềm tin của Nhân dân với Đảng, Nhà nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục