(HBĐT) - Trong buổi sinh hoạt thường kỳ của Chi hội phụ nữ xóm Tiến Lâm, xã Bắc Phong (Cao Phong), chị Triệu Thị Ngọc cùng hàng chục chị em đã được tuyên truyền, phổ biến một số nội dung chính của các Luật: Đất đai, Hôn nhân và gia đình, Phòng chống bạo lực gia đình... Đây là hoạt động được lồng ghép thường xuyên trong mỗi đợt sinh hoạt của chi hội. Nhờ đó, những người như chị Ngọc đã nắm bắt được một số chính sách pháp luật liên quan trực tiếp đến cuộc sống của mình.



Đến làm thủ tục hành chính, người dân được cán bộ bộ phận giao dịch hành chính xã Hợp Phong (Cao Phong) lồng ghép tuyên truyền kiến thức pháp luật.

Còn tại xã Tây Phong, đồng chí Bùi Văn Bền, Chủ tịch UBND xã cho biết: Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (TTPBGDPL) luôn được chú trọng, nhất là tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật liên quan trực tiếp đến người dân. Nhờ đó, có những vụ việc tranh chấp, mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân được địa phương giải quyết dứt điểm thông qua đối thoại, hòa giải ngay tại cơ sở. Công tác TTPBGDPL cho đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) được triển khai có hiệu quả, góp phần nâng cao nhận thức, kiến thức và ý thức chấp hành pháp luật của người dân.

Trên phạm vi toàn huyện, công tác TTPBGDPL và triển khai chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào DTTS được các đơn vị, địa phương, ngành, đoàn thể tổ chức thực hiện khá đồng bộ. Đây được xác định là nhiệm vụ quan trọng của cả hệ thống chính trị chứ không chỉ riêng ngành Tư pháp. Theo đó, hàng năm, huyện tổ chức nhiều buổi TTPBGDPL cho cán bộ, hội viên, nhân dân, số đông trong đó là đồng bào DTTS. Nội dung chủ yếu tập trung vào các văn bản pháp luật có liên quan trực tiếp đến đời sống người dân như: Hiến pháp, Bộ luật dân sự, Luật Đất đai, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Phòng chống bạo lực gia đình... Các cơ quan chức năng địa phương đẩy mạnh công tác trợ giúp pháp lý cho người DTTS, hộ nghèo bằng việc cử cán bộ, trợ giúp viên tư vấn trực tiếp. Nhờ đó, từng bước nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của người dân; đảm bảo được các quyền, lợi ích chính đáng của bà con; góp phần quan trọng vào việc xây dựng xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật và hoàn thành các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới ở địa phương.

Đồng chí Bùi Anh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND huyện Cao Phong cho biết: Cao Phong là huyện miền núi, trình độ dân trí không đồng đều, nhất là ở những địa bàn điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn, người dân ít có điều kiện tiếp cận chính sách pháp luật, hiểu biết, nhận thức pháp luật còn hạn chế... Xuất phát từ thực tế trên, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền địa phương trong huyện đã tập trung quán triệt, triển khai thực hiện có hiệu quả công tác TTPBGDPL, đáp ứng nhu cầu tiếp cận pháp luật cho đồng bào DTTS và vùng đặc biệt khó khăn. Từ cấp huyện đến cơ sở đều đưa công tác TTPBGDPL vào chương trình công tác, coi đây là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm của địa phương.

Mỗi năm, các cơ quan, đơn vị, cấp ủy, chính quyền địa phương trong huyện đã tổ chức hàng chục buổi TTPBGDPL bằng hình thức đa dạng, phong phú. Qua đó đưa kiến thức pháp luật theo phương châm "dễ hiểu, dễ nhớ, dễ tiếp cận” đến với người dân. Tính từ đầu năm đến hết tháng 7/2023, các cơ quan, đơn vị trong toàn huyện đã phối hợp tổ chức được 15 buổi TTPBGDPL cho khoảng 1.500 người là cán bộ, đoàn viên, hội viên và nhân dân. Các xã, thị trấn tổ chức 72 buổi TTPBGDPL cho 5.711 người tham dự. Qua công tác tuyên truyền đã kịp thời phổ biến các quy định của pháp luật, từng bước nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật, ý thức thượng tôn pháp luật của người dân, nhất là đồng bào DTTS. Nhiều vụ việc bức xúc, mâu thuẫn liên quan đến tranh chấp đất đai và hôn nhân gia đình xảy ra ở các địa bàn khu dân cư được giải quyết kịp thời. Qua đó góp phần tích cực giữ vững an ninh nông thôn, đảm bảo trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.


Khánh An


Các tin khác


Tháo gỡ khó khăn thúc đẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(HBĐT) - Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện, với sự chỉ đạo quyết liệt của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) đã mang lại những hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, cũng như cả nước, tại tỉnh ta, tiến độ thực hiện các dự án thuộc chương trình còn chậm so với kế hoạch.

Cho vay hộ dân tộc thiểu số nghèo trên 14,5 tỷ đồng

(HBĐT) - Năm 2023, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Việt Nam giao kế hoạch tăng trưởng dư nợ các chương trình tín dụng theo Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ cho tỉnh Hòa Bình là 53 tỷ đồng; hạn mức hỗ trợ lãi suất các khoản vay tại NHCSXH theo quy định tại Nghị định số 36/NĐ-CP, ngày 30/7/2022 của Chính phủ là 25,2 tỷ đồng, được Trưởng Ban đại diện HĐQT tỉnh phân giao đến các đơn vị cấp huyện. 6 tháng đầu năm 2023, chi nhánh NHCSXH tỉnh đã chủ động phối hợp với các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan tham mưu UBND cấp thẩm quyền chỉ đạo và tích cực triển khai thực hiện.

Xã Thanh Sơn: Cải thiện đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

(HBĐT) - Xã Thanh Sơn (Lương Sơn) có hơn 95% đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống. Những năm qua, cấp uỷ Đảng, chính quyền xã luôn chú trọng triển khai các chương trình, dự án, chính sách để phát triển KT-XH, nâng cao đời sống người dân.

Huyện Kim Bôi: Nỗ lực chăm lo đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

(HBĐT) - Xác định công tác dân tộc là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng, những năm qua, cấp ủy, chính quyền huyện Kim Bôi luôn quan tâm chăm lo, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Qua đó góp phần củng cố sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương, giúp đồng bào dân tộc yên tâm, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước.

Tạo bước chuyển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(HBĐT) - Với dân số trên 14 vạn người, dân tộc Mường chiếm 90%, huyện Lạc Sơn đang nỗ lực thực hiện công tác dân tộc, lồng ghép các chương trình, dự án, chính sách nhằm góp phần tạo bước chuyển trong phát triển KT-XH, thực hiện công cuộc giảm nghèo bền vững ở địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục