(HBĐT) - Cách đây hơn 6 năm, anh Bùi Văn Chiến, hộ cận nghèo xóm Ong Man, xã Chí Đạo (Lạc Sơn) được vay vốn ngân hàng Chính sách xã hội phát triển chăn nuôi trâu theo hướng vỗ béo. Cùng với sự nhanh nhạy trong nắm bắt nhu cầu thị trường, anh mở thêm cửa hàng kinh doanh đồ điện gia dụng và mặt hàng gas tiêu dùng tại nhà.


Gia đình anh Bùi Văn Chiến, xóm Ong Man, xã Chí Đạo (Lạc Sơn) phát triển chăn nuôi lợn rừng cho thu nhập ổn định, tạo sinh kế bền vững.

Bên cạnh đó, tận dụng diện tích vườn nhà rộng rãi, anh chuyển dần sang chăn nuôi lợn rừng theo phương thức bán hoang dã, hiện chăn nuôi 40 con. Anh Chiến cũng là thành viên của HTX chăn nuôi lợn Mường Lạc Sơn phát triển sản xuất liên kết gắn với chuỗi giá trị. Từ 2 nguồn chính là kinh doanh thương mại và chăn nuôi lợn rừng, gia đình anh Chiến thu lãi hơn 200 triệu đồng/năm.

Xã Chí Đạo cũng là vùng quê của giống dổi quý đã được chứng nhận nhãn hiệu tập thể và sản phẩm OCOP. Hiện nay, bên cạnh mô hình trồng và ươm ghép cây dổi mang lại hiệu quả kinh tế cao, phù hợp điều kiện của địa phương, các xóm còn triển khai mô hình chăn nuôi gà, lợn, trồng bí xanh, tạo việc làm ổn định cho hàng trăm lao động nông thôn. Ngoài ra, trên địa bàn đang thực hiện các bước của dự án chăn nuôi bò sinh sản thuộc dự án 2 - đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo với 60 hộ tham gia, chia làm 30 nhóm hộ.

Theo đồng chí Bùi Văn Nhình, Phó Chủ tịch UBND xã, Chí Đạo là xã đặc biệt khó khăn với 6 xóm, 652 hộ, gần 3.100 nhân khẩu, trong đó, đồng bào dân tộc Mường chiếm 99%. Do nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp nên mức sống chung trên địa bàn thấp. Những năm gần đây, xác định phát triển kinh tế là trọng tâm, cấp ủy, chính quyền địa phương đã lãnh đạo, chỉ đạo phát triển nông nghiệp có đầu tư, đồng thời chú trọng chuyển dịch cơ cấu kinh tế. UBND xã bố trí cán bộ khuyến nông, khuyến lâm phối hợp các bí thư chi bộ, trưởng xóm theo dõi, nắm bắt sát sao tình hình sản xuất của các hộ dân. Mặt khác, thường xuyên phối hợp Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện, Trung tâm học tập cộng đồng xã mở các lớp đào tạo nghề, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt để nâng cao kiến thức cho nông dân. Đến nay, hầu hết các hộ dân đã biết áp dụng khoa học kỹ thuật, đưa các loại cây, con giống mới, năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất.

Cùng với các chính sách hỗ trợ về giống, vốn, khoa học kỹ thuật, xã được Đảng, Nhà nước quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Thông qua các chương trình, dự án, bộ mặt nông thôn thay đổi rõ rệt. Nhiều tuyến đường giao thông  được xây mới, đổ bê tông giúp việc đi lại, giao lưu, mua bán, trao đổi hàng hóa dễ dàng, thuận tiện. Hệ thống kênh mương, công trình thủy lợi đảm bảo nhu cầu nước tưới cho sản xuất. Xã cũng chú trọng triển khai các chương trình, chính sách giảm nghèo cho người dân, như hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở, vay vốn ưu đãi đối với hộ nghèo, cận nghèo...

Với việc thực hiện đồng bộ các giải pháp, tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm còn 32,98%. Trong thời gian tới, xã tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về công tác giảm nghèo, khơi dậy ý chí chủ động vươn lên thoát nghèo cũng như nhân rộng các mô hình giảm nghèo, tăng cường công tác dạy nghề, nâng cao dân trí, giải quyết việc làm cho người lao động; phối hợp tuyên truyền chương trình đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài có thời hạn theo hợp đồng. 
 
Bùi Minh

Các tin khác


Huyện Yên Thủy: Trang bị kỹ năng tuyên truyền, vận động cho 96 người có uy tín

(HBĐT) - Thời gian qua, UBND huyện Yên Thủy luôn quan tâm thăm hỏi, tặng quà, động viên tinh thần đối với người có uy tín và người thân của người có uy tín khi ốm đau, bệnh tật, qua đời. Thực hiện theo dõi việc cung cấp thông tin cho người có uy tín của UBND các xã, thị trấn, có đảm bảo số lượng và đối tượng thụ hưởng.

Góp phần tạo sinh kế cho lao động nữ dân tộc thiểu số

(HBĐT) - Thăm xóm Sưng, xã Cao Sơn (Đà Bắc), chúng tôi bị cuốn hút bởi hoạt động trải nghiệm dệt thổ cẩm, nhuộm vải cùng các chị em trong tổ hợp tác (THT) thổ cẩm Dao Tiền xóm Sưng. Trong căn phòng nhỏ, các sản phẩm thổ cẩm mang nét đặc trưng của đồng bào dân tộc Dao dần được tạo ra bởi những đôi tay khéo léo, tỉ mỉ. Không chỉ góp phần "hồi sinh” nghề dệt truyền thống, THT còn tạo việc làm cho nhiều nữ lao động người Dao Tiền ở nơi đây.

Huyện Mai Châu: Chăm lo đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

(HBĐT) - Nhằm giúp đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn có thêm điều kiện phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, những năm qua, huyện Mai Châu đã huy động nhiều nguồn lực, lồng ghép các chính sách đầu tư, hỗ trợ của Đảng, Nhà nước để thực hiện nhiều việc làm hiệu quả. Nhờ đó, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các DTTS trên địa bàn huyện được nâng lên rõ rệt, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, củng cố niềm tin của Nhân dân vào Đảng và Nhà nước.

Huyện Yên Thủy: Vốn ưu đãi giúp đồng bào dân tộc thiểu số vượt khó

(HBĐT) - Những năm qua, từ nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã giúp nhiều bà con dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn huyện Yên Thủy phát triển kinh tế, vượt lên đói nghèo.

Trang bị kiến thức pháp luật cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(HBĐT) - Thời gian qua, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, tỉnh ta đã triển khai có hiệu quả việc tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức và hiểu biết pháp luật cho người dân vùng dân tộc trên địa bàn tỉnh.

Giám sát phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại huyện Yên Thủy

(HBĐT) - Ngày 19/9, đoàn giám sát của Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy do đồng chí Bùi Tiến Lực, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch UB MTTQ tỉnh làm trưởng đoàn đã giám sát kết quả thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/TU, ngày 30/7/2021 của BCH Đảng bộ tỉnh về lãnh đạo phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (ĐBDTTS&MN) giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh (Nghị quyết số 03) đối với BTV Huyện ủy Yên Thủy.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục