(HBĐT) - Thời gian qua, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, tỉnh ta đã triển khai có hiệu quả việc tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức và hiểu biết pháp luật cho người dân vùng dân tộc trên địa bàn tỉnh.


Cán bộ và nhân dân xã Mông Hóa, thành phố Hòa Bình tìm hiểu kiến thức pháp luật thông qua tủ sách pháp luật được trang bị tại địa phương.

Đà Bắc là địa phương có đông đồng bào dân tộc thiểu số cùng sinh sống, người dân sống ở vùng đặc biệt khó khăn còn hạn chế về nhận thức và hiểu biết pháp luật. Chính vì vậy, trong những năm vừa qua, Đà Bắc vẫn ghi nhận tình trạng tảo hôn, sinh con ngoài ý muốn, bạo lực gia đình... gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh, trật tự trên địa bàn.

Trước tình hình đó, từ năm 2021, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, Phòng Dân tộc huyện đã phối hợp với Phòng Tư pháp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đến vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các cơ quan, đơn vị đã phối hợp tổ chức tuyên truyền đến người dân các chính sách dân tộc, Luật Bình đẳng giới, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Lâm nghiệp, Luật Đất đai…; triển khai xây dựng tủ sách pháp luật, mô hình tự quản về an ninh, trật tự ở thôn, bản và xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.

Đồng chí Đinh Thị Năm, Trưởng phòng Dân tộc huyện Đà Bắc cho biết: Nhận thấy thiếu hiểu biết pháp luật về hôn nhân, gia đình là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tái diễn nạn tảo hôn trên địa bàn một số xã vùng sâu, vùng xa. Do vậy, từ nguồn vốn tiểu dự án 2, dự án 9 Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, huyện đã rà soát và xác định 7 địa bàn có tỷ lệ tảo hôn cao để đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và truyền thông về giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Cùng với các lớp tập huấn tuyên truyền nâng cao nhận thức, huyện đã thành lập các tổ xung kích tuyên truyền, vận động người dân thực hiện nghiêm các quy định pháp luật về hôn nhân và gia đình.

Ngoài pháp luật về hôn nhân, gia đình, các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh đã có nhiều hoạt động nhằm tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật cho người dân. Theo đồng chí Nguyễn Văn Tiến, Phó Trưởng phòng Chính sách, Ban Dân tộc tỉnh, tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh, qua hơn 2 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia, các cơ quan, đơn vị, địa phương đã tập trung tuyên truyền, phổ biến các luật, pháp lệnh, văn bản pháp luật mới thông qua; các dự thảo chính sách, pháp luật có tác động lớn đến xã hội; chú trọng thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đồng bào theo Tôn giáo.

Ban Dân tộc tỉnh phối hợp với ngành Tư pháp đã tổ chức hàng chục hội nghị tập huấn, phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Cùng với đó, tiếp tục duy trì, làm giàu tủ sách pháp luật tại các xã đặc biệt khó khăn. Tại đây, công chức Tư pháp - Hộ tịch tham mưu UBND cấp xã theo dõi, chỉ đạo việc rà soát sách, tài liệu có nội dung quy định pháp luật hết hiệu lực; luân chuyển, trao đổi sách, tài liệu pháp luật tại điểm bưu điện - văn hóa xã hoặc trung tâm học tập cộng đồng với tủ sách tự quản ở cộng đồng và thực hiện các giải pháp khác nâng cao hiệu quả khai thác sách, tài liệu pháp luật trên địa bàn.

Với những biện pháp tuyên truyền, vận động phù hợp, hiệu quả của các cấp, ngành thời gian qua đã giúp đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh nâng cao nhận thức pháp luật. Qua đó giảm thiểu các hành vi vi phạm pháp luật, xóa bỏ hủ tục lạc hậu, an ninh nông thôn được giữ vững.


Đinh Hòa


Các tin khác


Huyện Cao Phong: Tháo gỡ khó khăn thực hiện nguồn vốn hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số

(HBĐT) - Mặc dù vẫn còn một số vướng mắc về cơ chế, chính sách và các văn bản hướng dẫn, nhưng UBND huyện Cao Phong đã tập trung các giải pháp tháo gỡ khó khăn nhằm thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN). Qua đó góp phần ổn định cuộc sống người dân khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

Xã Lạc Sỹ: Đời sống đồng bào dân tộc thiểu số từng bước đổi thay

(HBĐT) - Lạc Sỹ là xã vùng sâu của huyện Yên Thủy với hơn 80% đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) sinh sống. Những năm qua, được sự hỗ trợ từ chính sách dân tộc, Lạc Sỹ đã huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển KT-XH. Nhờ đó, đời sống của người dân được nâng lên, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn vùng ĐBDTTS.

Ưu tiên hỗ trợ nguồn lực cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

(HBĐT) - Cử tri kiến nghị: Việc thực hiện tiêu chí về giao thông trong xây dựng nông thôn mới (NTM) còn gặp nhiều khó khăn, nhất là ở các địa bàn có điều kiện KT-XH kém phát triển. Đề nghị cần có cơ chế huy động vốn phù hợp, tăng cường hỗ trợ cho các xã khó khăn.

Ủy ban MTTQ tỉnh: Tập huấn thực hiện Chương trình phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

(HBĐT) - Ngày 25/8, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh tổ chức hội nghị tập huấn, triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi năm 2023 đối với tiểu dự án 1 và tiểu dự án 3 của Dự án 10 về phổ biến giáo dục pháp luật; tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS và tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá việc tổ chức thực hiện chương trình trên địa bàn tỉnh.

"Cú huých" đổi thay ở xã vùng cao Quyết Chiến

(HBĐT) - Quyết Chiến là xã vùng cao huyện Tân Lạc, cách trung tâm huyện 17 km về phía Tây Bắc. Xã có tổng diện tích tự nhiên trên 2.000 ha; địa hình tương đối phức tạp với những dãy núi đá cao và bị chia cắt mạnh. Dải thung lũng dài, hẹp nằm ở giữa với những cánh đồng nhỏ là nơi tập trung đất sản xuất nông nghiệp của xã (chiếm khoảng 11,4% tổng diện tích tự nhiên). Những dãy núi cao chiếm phần lớn diện tích tự nhiên của xã (trên 83,28% tổng diện tích tự nhiên), chủ yếu là đất lâm nghiệp có rừng và một phần ít núi đá không có rừng.

Huyện Cao Phong: Đáp ứng nhu cầu tiếp cận pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số

(HBĐT) - Trong buổi sinh hoạt thường kỳ của Chi hội phụ nữ xóm Tiến Lâm, xã Bắc Phong (Cao Phong), chị Triệu Thị Ngọc cùng hàng chục chị em đã được tuyên truyền, phổ biến một số nội dung chính của các Luật: Đất đai, Hôn nhân và gia đình, Phòng chống bạo lực gia đình... Đây là hoạt động được lồng ghép thường xuyên trong mỗi đợt sinh hoạt của chi hội. Nhờ đó, những người như chị Ngọc đã nắm bắt được một số chính sách pháp luật liên quan trực tiếp đến cuộc sống của mình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục