(HBĐT) - Quyết Chiến là xã vùng cao huyện Tân Lạc, cách trung tâm huyện 17 km về phía Tây Bắc. Xã có tổng diện tích tự nhiên trên 2.000 ha; địa hình tương đối phức tạp với những dãy núi đá cao và bị chia cắt mạnh. Dải thung lũng dài, hẹp nằm ở giữa với những cánh đồng nhỏ là nơi tập trung đất sản xuất nông nghiệp của xã (chiếm khoảng 11,4% tổng diện tích tự nhiên). Những dãy núi cao chiếm phần lớn diện tích tự nhiên của xã (trên 83,28% tổng diện tích tự nhiên), chủ yếu là đất lâm nghiệp có rừng và một phần ít núi đá không có rừng.


Hộ dân ở xóm Biệng, xã Quyết Chiến (Tân Lạc) chuyển đổi diện tích trồng lúa năng suất thấp sang trồng rau cho hiệu quả kinh tế cao hơn.

Xã có tuyến đường tỉnh 440 đi qua và đường huyện có điểm đầu nối từ đường tỉnh 440 đến huyện Lạc Sơn. Đây là lợi thế lớn cho việc giao thương hàng hóa, tiêu thụ sản phẩm của người dân trong xã với các xã lân cận, cũng như các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển ở trong và ngoài tỉnh. Hiện, xã Quyết Chiến có 366 hộ với 1.730 nhân khẩu sinh sống ở 5 xóm, thu nhập của người dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp.

Thời gian qua, xã Quyết Chiến chú trọng triển khai thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, trong đó tập trung thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Xã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi giúp bà con tiếp cận nguồn vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội để đầu tư phát triển kinh tế. Anh Bùi Văn Hoàng, xóm Biệng chia sẻ: Khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương, gia đình tôi mạnh dạn chuyển đổi diện tích lúa một vụ sang trồng su su lấy ngọn. Thời gian gần đây, gia đình tôi đã chuyển đổi 2.500 m2 đất trồng su su sang trồng củ cải trắng Hàn Quốc. Loại cây trồng mới này đem lại kết quả bước đầu khá lạc quan, cho năng suất, hiệu quả kinh tế cao, từ đó có nguồn thu nhập ổn định.

Không chỉ gia đình anh Hoàng mà nhiều hộ ở xã Quyết Chiến đã chuyển đổi diện tích cây trồng kém hiệu quả sang trồng rau cung cấp cho thị trường Hà Nội và các thành phố lớn. Cũng từ trồng rau, nhiều hộ gia đình đã thoát nghèo vươn lên làm giàu. Đến nay, thu nhập bình quân đầu người của xã đạt 36,5 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo đa chiều còn 18,3%. Hộ đạt gia đình văn hóa có 322/366 hộ, chiếm 87,16%. Xã có 5/5 xóm được công nhận làng văn hóa.

Đồng chí Đinh Công Khoa, Chủ tịch UBND xã Quyết Chiến cho biết: Trên địa bàn xã đang triển khai thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia, trong đó có Chương trình phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030. Chương trình được triển khai bao trùm trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, có tác động rất lớn thúc đẩy phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Sau hơn 2 năm thực hiện, chương trình đã tạo được niềm tin, sự ủng hộ trong đồng bào dân tộc thiểu số, sự đồng thuận của cấp ủy, chính quyền và sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể. Việc triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã từng bước khai thác được tiềm năng, lợi thế của địa phương, qua đó thúc đẩy phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, nhất là góp phần đắc lực nâng cao đời sống của người dân; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn cũng nhờ đó được giữ vững và ổn định.


Việt Lâm


Các tin khác


Đầu tư 246 công trình cho vùng khó khăn

(HBĐT) - Theo kế hoạch, năm 2023, tổng các nguồn vốn đầu tư cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh trên 813 tỷ đồng (vốn đầu tư trên 361 tỷ đồng, vốn sự nghiệp trên 452 tỷ đồng).

Tháo gỡ khó khăn thúc đẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(HBĐT) - Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện, với sự chỉ đạo quyết liệt của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) đã mang lại những hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, cũng như cả nước, tại tỉnh ta, tiến độ thực hiện các dự án thuộc chương trình còn chậm so với kế hoạch.

Cho vay hộ dân tộc thiểu số nghèo trên 14,5 tỷ đồng

(HBĐT) - Năm 2023, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Việt Nam giao kế hoạch tăng trưởng dư nợ các chương trình tín dụng theo Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ cho tỉnh Hòa Bình là 53 tỷ đồng; hạn mức hỗ trợ lãi suất các khoản vay tại NHCSXH theo quy định tại Nghị định số 36/NĐ-CP, ngày 30/7/2022 của Chính phủ là 25,2 tỷ đồng, được Trưởng Ban đại diện HĐQT tỉnh phân giao đến các đơn vị cấp huyện. 6 tháng đầu năm 2023, chi nhánh NHCSXH tỉnh đã chủ động phối hợp với các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan tham mưu UBND cấp thẩm quyền chỉ đạo và tích cực triển khai thực hiện.

Xã Thanh Sơn: Cải thiện đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

(HBĐT) - Xã Thanh Sơn (Lương Sơn) có hơn 95% đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống. Những năm qua, cấp uỷ Đảng, chính quyền xã luôn chú trọng triển khai các chương trình, dự án, chính sách để phát triển KT-XH, nâng cao đời sống người dân.

Huyện Kim Bôi: Nỗ lực chăm lo đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

(HBĐT) - Xác định công tác dân tộc là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng, những năm qua, cấp ủy, chính quyền huyện Kim Bôi luôn quan tâm chăm lo, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Qua đó góp phần củng cố sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương, giúp đồng bào dân tộc yên tâm, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước.

Tạo bước chuyển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(HBĐT) - Với dân số trên 14 vạn người, dân tộc Mường chiếm 90%, huyện Lạc Sơn đang nỗ lực thực hiện công tác dân tộc, lồng ghép các chương trình, dự án, chính sách nhằm góp phần tạo bước chuyển trong phát triển KT-XH, thực hiện công cuộc giảm nghèo bền vững ở địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục