Xã Xuân Thủy (Kim Bôi) có hơn 90% đồng bào dân tộc Mường. Thời gian qua, cùng với chăm lo cải thiện sinh kế, nâng cao đời sống cho người dân, xã chú trọng phát triển giáo dục - đào tạo, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Trong đó, Trường TH&THCS Thượng Bì góp phần quan trọng vào kết quả đó.

Huyện Yên Thuỷ: Hiệu quả chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo

Phấn khởi đón chúng tôi đến thăm trong ngôi nhà kiên cố mới được hoàn thiện, anh Bùi Văn Ten, xóm Thống Nhất, xã Lạc Sỹ (Yên Thủy) xúc động chia sẻ: Gia đình tôi thuộc diện khó khăn, nhiều năm qua phải sống trong ngôi nhà tạm cũ nát. Nếu không có sự hỗ trợ của Nhà nước, họ hàng, làng xóm, gia đình tôi không thể làm được ngôi nhà như thế này.

Huyện Cao Phong: Gần 21 tỷ đồng giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt

Theo báo cáo của UBND huyện Cao Phong, từ năm 2022 đến nay, huyện được giao 20,916 tỷ đồng để thực hiện Dự án 1 về giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2021 - 2025. Huyện đã thực hiện giải ngân 12,4 tỷ đồng, đạt hơn 59%, trong đó vốn đầu tư hơn 8,1 tỷ đồng, vốn sự nghiệp hơn 4,2 tỷ đồng.

Huyện Mai Châu: Đồng hành với thanh niên trong khởi nghiệp, lập nghiệp

Nhiệm kỳ 2019 - 2024, các hoạt động đồng hành với thanh niên dân tộc thiểu số trong khởi nghiệp, lập nghiệp được Hội LHTN Việt Nam huyện Mai Châu triển khai đồng bộ với nhiều nội dung thiết thực, góp phần nâng cao hiệu quả công tác định hướng nghề nghiệp, đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho thanh niên. Công tác tư vấn hướng nghiệp cho thanh niên, đặc biệt trong học sinh phổ thông được thực hiện với nhiều hình thức phong phú. Qua đó tư vấn, hướng nghiệp cho hơn 10.000 lượt thanh niên, học sinh người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện.

Xã Bắc Phong nỗ lực nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Xã Bắc Phong (Cao Phong) có 1.180 hộ, 5.110 nhân khẩu. Xã có 10 xóm với 3 dân tộc cùng chung sống, trong đó dân tộc Mường chiếm 59,2%, dân tộc Kinh 24,3%, dân tộc Dao 16,5%. Những năm qua, xã có nhiều nỗ lực để nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần của người dân.

Huyện Kim Bôi: Hỗ trợ đồng bào vùng dân tộc thiểu số phát triển sản xuất

Giai đoạn 2019 - 2024, thực hiện Dự án 3 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) về phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị, cấp ủy, chính quyền huyện Kim Bôi đã tăng cường chỉ đạo thực hiện các giải pháp, phát huy hiệu quả các nguồn vốn.

Hiệu quả từ mô hìnhTrường TH&THCS Do Nhân: bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường

Trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018, nội dung giáo dục địa phương đã được tích hợp vào môn học đối với khối THCS và hoạt động trải nghiệm đối với khối tiểu học. Trường TH&THCS Do Nhân, xã Nhân Mỹ (Tân Lạc) có 100% học sinh và 70% giáo viên là người dân tộc Mường. Địa phương có nhiều cảnh đẹp tự nhiên, tiềm năng phát triển du lịch nhưng chưa được khai thác hiệu quả. Từ đó, trường đã xây dựng mô hình "Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường thông qua các môn học và hoạt động trải nghiệm gắn với phát triển du lịch địa phương”.

Trường TH&THCS Hang Kia A từng bước nâng cao chất lượng giáo dục dân tộc

Thuộc địa bàn vùng đặc biệt khó khăn, Trường TH&THCS Hang Kia A, xã Hang Kia (Mai Châu) bước đầu tạo được nền nếp trong công tác dạy và học với tỷ lệ học sinh chuyên cần có sự chuyển biến, học sinh vui đến lớp tăng lên từng năm.

Chung tay hỗ trợ giáo dục vùng dân tộc thiểu số

Nhân dịp khai giảng năm học 2024 - 2025, thầy và trò Trường TH&THCS Yên Hòa (Đà Bắc) phấn khởi nhận bàn giao công trình nhà bán trú và các công trình phụ trợ. Với tổng kinh phí 4 tỷ đồng, công trình được xây dựng 2 tầng khang trang, đầy đủ hạng mục phụ trợ đã góp phần tăng cường cơ sở vật chất, đảm bảo tốt các điều kiện dạy và học cho ngôi trường thuộc vùng khó khăn bậc nhất của huyện nghèo Đà Bắc.

Huyện Lạc Sơn: Phân bổ trên 35 tỷ đồng hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị

Thực hiện Tiểu dự án 2 về hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, vùng trồng dược liệu quý, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN), thuộc Dự án 3 về phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS&MN. Từ năm 2022 - 2024, huyện Lạc Sơn đã triển khai thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu với tổng số vốn giao 35.683 triệu đồng từ ngân sách Trung ương. Đến nay giải ngân được trên 3,66 tỷ đồng nguồn vốn cho các dự án, đạt khoảng 10,3%.

Huyện Yên Thủy: Hiệu quả chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo

Phấn khởi đón chúng tôi đến thăm trong ngôi nhà kiên cố mới được hoàn thiện, anh Bùi Văn Ten, xóm Thống Nhất, xã Lạc Sỹ (Yên Thủy) xúc động chia sẻ: Gia đình tôi thuộc diện khó khăn, nhiều năm qua phải sống trong ngôi nhà tạm cũ nát. Nếu không có sự hỗ trợ của nhà nước, họ hàng, làng xóm, gia đình tôi không thể làm được ngôi nhà như thế này.

Quan tâm chăm sóc sức khỏe đồng bào dân tộc thiểu số

Cách xa Trung tâm Y tế (TTYT) huyện gần 40 km, đường quanh co đèo dốc khó đi, nên mỗi khi ốm đau đa số người dân xã Trung Thành (Đà Bắc) đều tìm đến Trạm y tế (TYT) xã. Trong 8 tháng năm nay, TYT xã khám và điều trị cho 830 lượt người.

Trên 800 tỷ đồng thực hiện chính sách về giáo dục

Toàn tỉnh hiện có 13 trường phổ thông dân tộc nội trú, trong đó có 1 trường phổ thông dân tộc nội trú THPT, 11 trường phổ thông dân tộc nội trú THCS&THPT và 1 trường phổ thông dân tộc nội trú THCS.

Góp phần nâng cao chất lượng dạy và học vùng dân tộc thiểu số

Là ngôi trường chuyên biệt, Trường phổ thông Dân tộc nội trú THCS&THPT huyện Đà Bắc là cái nôi nuôi dưỡng và đào tạo con em các dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn của huyện. Từ đó, góp phần đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng là người dân tộc thiểu số cho địa phương.

Giải quyết nhiều vấn đề cấp thiết tại vùng dân tộc thiểu số

Sau 3 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021- 2025 (Chương trình 1719), nhiều nội dung, dự án nhằm giải quyết các vấn đề cấp thiết tại vùng đồng bào DTTS đã phát huy hiệu quả, góp phần xóa đói, giảm nghèo, hỗ trợ sinh kế, nâng cao đời sống người dân.