(HBĐT) - Vừa qua, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 19/2021/TT-BTC hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế. Thông tư sẽ giải quyết những bất cập, tồn tại trong việc cung cấp các căn cứ pháp lý, thuật ngữ chuyên ngành để mở rộng giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế; thúc đẩy cải cách hành chính...

Thông tư gồm 5 chương, 49 điều, bám sát các nội dung quy định của Luật Quản lý thuế, đảm bảo vừa đơn giản, dễ hiểu, vừa phù hợp với pháp luật có liên quan.

Cụ thể, thông tư bổ sung quy định đối với người nộp thuế (NNT) là nhà cung cấp ở nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng số và các dịch vụ khác với tổ chức, cá nhân ở Việt Nam thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế với cơ quan thuế, thì được sử dụng mã xác thực giao dịch điện tử do hệ thống của cơ quan thuế, hoặc hệ thống của các cơ quan có liên quan đến giao dịch điện tử cấp gửi vào địa chỉ email đã đăng ký với cơ quan thuế, hoặc gửi qua APP do cơ quan thuế hướng dẫn.

NNT là tổ chức, cá nhân khai thay, nộp thuế thay cho tổ chức, cá nhân, nhà thầu nước ngoài thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế với cơ quan thuế, thì tổ chức, cá nhân khai, nộp thuế thay sử dụng chứng thư số của tổ chức, cá nhân khai, nộp thuế thay để ký trên các chứng từ điện tử khi giao dịch với cơ quan thuế bằng phương thức điện tử.

Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán và các cơ quan nhà nước khác, khi thực hiện giao dịch điện tử theo quy định tại thông tư này phải sử dụng chữ ký số được ký bằng chứng thư số, do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng cấp, hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận.

Về trách nhiệm của ngân hàng, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế cũng như trách nhiệm của cơ quan thuế, thông tư bổ sung trách nhiệm của ngân hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Đồng thời, thông tư cũng bổ sung trách nhiệm của cơ quan thuế trong tiếp nhận thông tin từ cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, trách nhiệm trong việc xây dựng hệ thống kết nối, trao đổi thông tin với cổng thông tin của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Một trong những điểm nhấn thông tư nêu rõ, NNT được thực hiện các giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế 24 giờ trong ngày và 7 ngày trong tuần, bao gồm cả ngày nghỉ, ngày lễ và ngày Tết. NNT có thể lựa chọn các hình thức thực hiện giao dịch thuế điện tử qua hệ thống cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế, cổng thông tin điện tử của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền được kết nối với cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế. Ngoài các hình thức nêu trên, NNT có thể lựa chọn hình thức nộp thuế điện tử thông qua dịch vụ thanh toán điện tử của ngân hàng, hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.

Thông tư yêu cầu, NNT thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế phải đảm bảo các điều kiện sau: Có chứng thư số đang còn hiệu lực do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng cấp, hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận, trừ một số trường hợp như NNT là cá nhân đã có mã số thuế chưa được cấp chứng thư số. NNT cần có khả năng truy cập và sử dụng mạng internet, có địa chỉ thư điện tử, có số điện thoại di động (đối với cá nhân chưa được cấp chứng thư số) đã đăng ký sử dụng để giao dịch với cơ quan thuế…

Về quyền và nghĩa vụ của NNT, thông tư nêu rõ: NNT khi thực hiện giao dịch điện tử với cơ quan thuế được sử dụng tài khoản giao dịch thuế điện tử được cấp để thực hiện các thủ tục hành chính thuế bằng phương thức điện tử; tra cứu, xem, in toàn bộ chứng từ điện tử đã gửi đến cơ quan thuế và các thông báo, quyết định cơ quan thuế gửi cho NNT theo quy định; cơ quan thuế hướng dẫn, hỗ trợ trong quá trình thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế.


Văn Hồng Quý

(Cục Thuế tỉnh)


Các tin khác


Quy trình tiến hành hòa giải theo Luật hòa giải ở cơ sở

(HBĐT) - Theo Luật Hòa giải ở cơ sở, một cuộc hòa giải thông thường trải qua 2 giai đoạn (chuẩn bị hòa giải, tiến hành hòa giải) với những bước cơ bản sau:

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2018/NĐ-CP của Chính phủ

(HBĐT) - 8. Sửa đổi, bổ sung Điều 16 như sau: "Điều 16. Thẩm quyền cấp, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ, thu hồi giấy phép cho các hoạt động quy định tại Điều 13 Nghị định này

Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản

(HBĐT) - Nghị định số 27/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản có hiệu lực thi hành từ ngày 15/7/2023 và thay thế Nghị định số 164/2016/NĐ-CP, ngày 24/12/2016 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản.

Chính sách mới về tinh giản biên chế

(HBĐT) - Có hiệu lực từ ngày 20/7/2023, các chế độ, chính sách quy định tại Nghị định số 29/2023/NĐ-CP (quy định về tinh giản biên chế) được áp dụng đến hết ngày 31/12/2030. Nghị định này thay thế Nghị định số 108/2014/NĐ-CP, ngày 20/11/2014, Nghị định số 113/ 2018/NĐ-CP, ngày 31/8/2018, Nghị định số 143/2020/NĐ-CP, ngày 10/12/2020. Nghị định có nhiều điểm mới về chính sách tinh giản biên chế.

Triển khai giảm thuế giá trị gia tăng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10%

(HBĐT) - Ngày 30/6/2023, Tổng cục Thuế ban hành Công điện số 05/CĐ-TCT chỉ đạo các đơn vị ngành Thuế khẩn trương triển khai thực hiện Nghị định (NĐ) số 44/2023/NĐ-CP quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT) theo Nghị quyết số 101/2023/QH15 của Quốc hội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục