Hoạt động giao dịch tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Công thương Hòa Bình.

Hoạt động giao dịch tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Công thương Hòa Bình.

(HBĐT) - Mặc dù đến cuối tháng 7/ 2011, tổng nguồn vốn huy động các tổ chức tín dụng (TCTD) từ các tổ chức kinh tế và tiết kiệm dân cư đã đạt được con số kỷ lục từ trước đến nay với 7.390 tỷ đồng. Nhưng, sự tăng trưởng về nguồn vốn cho vay lại được đánh giá thấp nhất trong nhiều năm qua khiến cho đầu tư phát triển kinh tế tỉnh đang gặp khá nhiều khó khăn.

 

Đứng trước tình hình Chính phủ kiên trì kiềm chế lạm phát, ưu tiên sản xuất, đảm bảo an sinh xã hội, do đó, đầu tư công bị cắt giảm, các nguồn vốn vay  phi sản xuất bị thắt chặt. Trong bối cảnh đó, các TCTD trong tỉnh đã tập trung vào huy động vốn từ các tổ chức kinh tế và khu vực dân cư được xem là cách tốt nhất hiện nay nhằm phần nào khắc phục nguồn lực tài chính cho phát triển sản xuất - kinh doanh trên địa bàn.

 

Theo bà Vũ Thị Song Nguyệt, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước tỉnh, trong thời gian vừa qua, lãi suất huy động vốn của các ngân hàng thương mại (NHTM) và quỹ tín dụng nhân dân cơ sở (QTDND) trên toàn địa bàn luôn duy trì ở mức tương đối cao đã tác động khá mạnh đến tâm lý khách hàng. Tại các ngân hàng, lãi suất huy động VNĐ ở mức 13,5 – 14%/ năm; lãi suất của các quỹ tín dụng nhân dân cơ sở cao hơn một chút từ 14,1 – 14,5%/ năm. Ngoài ra, từ đầu tháng 7/ 2011 trở về trước, một phần cũng do giá vàng liên tục biến động lên xuống thất thường. Lãi suất đô la Mỹ duy trì ở mức thấp, tối đa không vượt quá 2%/ năm cũng phần nào khiến người dân trong tỉnh ưu tiên lựa chọn gửi tiết kiệm.  

 

Tính đến ngày 20/ 7, tổng nguồn vốn hoạt động của các TCTD đạt trên 7.390 tỷ đồng, so với 31/ 12/ 2010 tăng 3,9% tương đương 279 tỷ đồng. Trong đó, tiền gửi từ các tổ chức kinh tế đạt 773 tỷ đồng và tiết kiệm dân cư đạt 2.766 tỷ đồng, tăng 18,4% so với cuối năm 2010. Riêng hai nguồn vốn này đã chiếm 48% tổng nguồn vốn huy động của các TCTD, tăng 250 tỷ đồng so với cuối tháng 12 năm 2010 và tăng 88 tỷ đồng so với tháng 6/ 2011. Ngoài ra, nguồn vốn khác gồm: tiền gửi Kho bạc Nhà nước, tiền gửi và tiền vay của các tổ chức tài chính, tín dụng cùng các tài sản nợ khác đạt 3.852 tỷ đồng, chiếm 52% tổng nguồn vốn huy động. Việc huy động từ các nguồn khác này được đánh giá tăng không đáng kể, khoảng 0,8%, tương đương 29 tỷ đồng so với cuối năm 2010.

 

Một số TCTD có sự tăng trưởng về huy động vốn cao so với cuối năm 2010 như: Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT đạt 762 tỷ đồng, tăng 56 tỷ đồng; Chi nhánh Ngân hàng TMCP Công thương đạt 436 tỷ đồng, tăng 145 tỷ đồng, tương đương 50%; Chi nhánh Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng đạt 290 tỷ đồng, tăng 65 tỷ đồng, tương đương 29%. Ngoài ra, các QTDND cơ sở cũng đạt được 179 tỷ đồng, tăng 26 tỷ đồng, tương đương 17%.

 

Cũng theo Ngân hàng Nhà nước tỉnh, mặc dù nguồn tiền gửi từ các tổ chức kinh tế, đặc biệt khu vực tiết kiệm dân cư tại các TCTD tăng cao kỷ lục từ trước đến nay. Tuy nhiên, vốn huy động trên toàn địa bàn của các đơn vị vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu về vốn đầu tư cho vay tại địa phương. Các TCTD vẫn phải sử dụng nguồn vốn điều hoà từ các ngân hàng thương mại cấp trên.

 

Thống kế cho thấy, sự tăng trưởng về nguồn vốn cho vay đầu tư của các TCTD đến thời điểm này thấp nhất trong nhiều năm qua. Một con số so sánh để thấy rõ những khó khăn trong việc cung vốn cho đầu tư kinh doanh, sản xuất. Nếu nhưng các năm khác, đến thời điểm này, sự tăng trưởng tín dụng cho vay luôn được duy trì ở mức hai con số. Nhưng năm nay, tính đến ngày 20/ 7/ 2011, tổng dư nợ của các TCTD trên địa bàn đạt 7.007 tỷ đồng, tăng 188 tỷ đồng so với cuối năm 2010 – có nghĩa mức tăng trưởng dư nợ cho vay và đầu tư trong gần 7 tháng đầu năm nay trên địa bàn cả tỉnh cho tất cả các đối tượng khách hàng mới chỉ đạt 2,8%.  

 

 

                                                                               Hồng Trung

 

Các tin khác


Toàn văn phát biểu của Thủ tướng tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sáng 7/5, tại thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên), Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tỉnh Điện Biên tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024). Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đọc Diễn văn kỷ niệm. Xin trân trọng giới thiệu toàn văn Diễn văn: 

Huyện Lạc Sơn áp dụng sáng kiến, giải pháp thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính

Xác định rõ tầm quan trọng của công tác cải cách hành chính (CCHC) trong việc quản lý, điều hành, phát triển KT-XH trên mọi lĩnh vực, huyện Lạc Sơn đã chú trọng xây dựng các sáng kiến, giải pháp để thực hiện tốt nhiệm vụ CCHC. Đồng thời đẩy mạnh áp dụng sáng kiến, giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ CCHC trên địa bàn huyện.

Thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII

Chiều 6/5, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức hội nghị liên tịch thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri huyện Cao Phong

Chiều 6/5, tại xã Tây Phong, huyện Cao Phong, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh tiếp tục tiếp xúc cử tri (TXCT) trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục