Công trình nước sạch được Nhà nước đầu tư, góp phần cải thiện  cuộc sống của nhân dân xã Pà Cò.

Công trình nước sạch được Nhà nước đầu tư, góp phần cải thiện cuộc sống của nhân dân xã Pà Cò.

(HBĐT) - Đồng chí Sùng A Màng, Chủ tịch UBND xã Pà Cò cho biết: Pà Cò là xã vùng sâu, xa của huyện Mai Châu với 534 hộ, chủ yếu là đồng bào dân tộc Mông sinh sống (chiếm 98%). Nơi đây, địa hình phức tạp, thời tiết khắc nghiệt quanh năm; nước sạch còn thiếu về mùa khô; trình độ dân trí thấp, phong tục tập quán còn nhiều lạc hậu; sản xuất phụ thuộc vào thiên nhiên nên đời sống của bà con gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo ở xã còn cao... Trước tình hình trên, Đảng bộ, chính quyền xã đã triển khai nhiều giải pháp phát triển KT-XH phù hợp với điều kiện.

 

Những ưu tiên trong xoá đói - giảm nghèo (XĐ-GN) được cụ thể hoá bằng các hoạt động cụ thể như: chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cho vay vốn ưu đãi, tập huấn và chuyển giao KH-KT sản xuất nông nghiệp cho người dân. Thực tế, công tác XĐ-GN được xác định là nhiệm vụ trọng tâm của xã từ nhiều năm trước. Song, kết quả vẫn chưa thực sự cao, bền vững bởi ý thức của người dân về XĐ-GN còn hạn chế. Người dân, nhất là các hộ thuộc diện nghèo thường ỷ lại, chưa có ý thức vươn lên trong phát triển kinh tế cải thiện đời sống. Đặc biệt, tình hình ANTT trên địa bàn còn nhiều diễn biến phức tạp; tỷ lệ người nghiện ma túy, tham gia vận chuyển, buôn bán ma và tỷ lệ các cặp vợ chồng sinh con thứ 3 trở lên, tỷ lệ các cặp vợ chồng tảo hôn vẫn còn cao... Do vậy, những năm gần đây, xã đã đặc biệt chú trọng tuyên truyền nhằm tạo sự chuyển biến trong nhận thức của người dân về XĐ-GN, qua đó khơi dậy tinh thần tự lực trong phát triển kinh tế gia đình. Cùng với đó là tích cực chuyển giao ứng dụng các tiến bộ KH-KT và công nghệ vào sản xuất nhằm thay đổi tập quán canh tác cũ, nâng cao trình độ thâm canh, tăng vụ, tăng năng suất, chất lượng các sản phẩm nông nghiệp. Với phương châm trao cho người nghèo “cần câu” để họ tự vươn lên, Đảng bộ, chính quyền xã đã chú trọng xây dựng các mô hình trồng trọt, chăn nuôi, áp dụng các biện pháp thâm canh, chuyển đổi cơ cấu giống, cây trồng, vật nuôi thích hợp với điều kiện tự nhiên và khuyến khích người dân học hỏi kinh nghiệm trong phát triển sản xuất như: hình thành các vùng trồng ngô mới, dong riềng, chè shan tuyết (ngoài trên 1.000 cây chè cổ thụ, xã còn mở rộng diện tích trồng hàng chục ha)...  Nhờ đó, đời sống của bà con nơi đây được cải thiện; cơ bản đã xóa được hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ trên 32,7% (năm 2013) xuống còn 21,7% (năm 2014); nhiều hộ đã có nhà khang trang, mua sắm được đầy đủ tiện nghi sinh hoạt; các vấn đề xã hội như: tình trạng tảo hôn giảm còn 3 cặp tảo hôn; đối tượng nghiệm ma túy giảm còn 6 đối tượng (năm 2013 là 24 đối tượng)…

 

Đặc biệt, để thực hiện giảm nghèo bền vững, trong những năm gần đây, xã được tiếp nhận sự quan tâm giúp đỡ của các chính sách ưu tiên như: UBND tỉnh phân công Ban Dân tộc là cơ quan phụ trách, giúp đỡ xã trong phát triển KT-XH, XĐ-GN; lồng ghép các nguồn vốn, ưu tiên đầu tư các chương trình, dự án... Cụ thể như: từ năm 1999, Chương trình 135 giai đoạn II (nay là dự án thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững) đã đầu tư hàng chục công trình hạ tầng cơ sở, hỗ trợ sản xuất, duy tu, bảo dưỡng với kinh phí đã đầu tư, hỗ trợ trên 15 tỷ đồng hay chính sách hỗ trợ di dân, thực hiện ĐC-ĐC cho đồng bào dân tộc thiểu số đã xây dựng điểm ĐC-ĐC tập trung tại bản Cang với vốn thực hiện 11 tỷ đồng (đầu tư 8 công trình xây dựng cơ sở hạ tầng như: điện, đường, mặt bằng dân cư, nước sinh hoạt, trường mầm non, nhà sinh hoạt cộng đồng, nhà tiểu học, tường rào khu công cộng, hỗ trợ phát triển sản xuất, khuyến nông, khuyến ngư... Tiếp đó là Chương trình 134 - chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho đồng bào DTTS nghèo và hộ nghèo ở thôn, xã, bản đặc biệt khó khăn. Chương trình này đã thực hiện đầu tư nước sinh hoạt tập trung 1 tỷ đồng, hiện nay đang tổng hợp nhu cầu để xây dựng... Ngoài ra, trên địa bàn xã còn thực hiện đồng thời một số chính sách khác như: chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo vùng khó khăn; chính sách vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ DTTS đặc biệt khó khăn giai đoạn 2011-2015; chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào DTTS...

 

 

 

                                                                           Hồng Duyên

 

 

 

Các tin khác


Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động công đoàn cơ sở

LTS: Hòa chung khí thế cả nước hân hoan kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024); 138 năm ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2024) và hướng đến kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024); 73 năm thành lập Công đoàn tỉnh Hòa Bình (1951 - 2024), phóng viên Báo Hòa Bình có cuộc trao đổi với đồng chí Nguyễn Mạnh Cương, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh về sự lớn mạnh của đội ngũ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) tỉnh trong phát triển KT - XH địa phương.

Lễ Thượng cờ ''Thống nhất non sông'' tại Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải

Sáng 30/4, tại Kỳ đài ở khu Di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Quảng Trị long trọng tổ chức Lễ Thượng cờ "Thống nhất non sông” nhân dịp Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), 52 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị (1/5/1972-1/5/2024).

Tuổi trẻ huyện Tân Lạc thắp sáng truyền thống quê hương anh hùng

Tân Lạc là huyện có bề dày lịch sử. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, quân và dân huyện Tân Lạc đã phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, lập nhiều chiến công xuất sắc trong chiến đấu, lao động, sản xuất. Với khẩu hiệu "Tất cả vì tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” và tinh thần "Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, huyện Tân Lạc đã đóng góp trên 45.000 tấn lương thực, thực phẩm; trên 2.900 thanh niên lên đường nhập ngũ, trong đó có 190 gia đình có từ 2 - 4 con đi bộ đội.

Chuyển động trong công tác xây dựng Đảng

Thời gian qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tập trung lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị. Trong đó đặc biệt quan tâm công tác cán bộ, lấy sản phẩm để đánh giá năng lực cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu trong thực hiện nhiệm vụ chính trị, nhờ vậy đã tạo nên sự chuyển động của bộ máy cấp ủy, chính quyền các cấp thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục