Năm 2014, huyện Cao Phong trồng mới 200 ha cam, nâng tổng diện tích cam lên 1.200 ha, dự kiến thu hoạch trên 1, 6 vạn tấn.

Năm 2014, huyện Cao Phong trồng mới 200 ha cam, nâng tổng diện tích cam lên 1.200 ha, dự kiến thu hoạch trên 1, 6 vạn tấn.

(HBĐT) - Ngày 8/5/2006, Huyện ủy Cao Phong đã ban hành Nghị quyết số 04 về phát triển cây ăn quả, cây công nghiệp giai đoạn 2006 - 2010, định hướng đến năm 2020. Sau 8 năm thực hiện Nghị quyết, huyện tập trung phát triển 2 loại cây trồng chính là mía tím và cây có múi các loại. Theo đó, cây cam và mía đang từng bước khẳng định được vị thế, thương hiệu trên thị trường nội địa. Điều này cho thấy, Nghị quyết của Huyện ủy Cao Phong đã đi vào cuộc sống, tạo sức bật mới trong phát triển KT -XH của huyện. Để hiểu rõ hơn những kết quả đạt được, PV Báo Hòa Bình đã phỏng vấn đồng chí Bùi Đức Hinh, TUV, Bí thư Huyện ủy Cao Phong.

 

PV: Đồng chí đánh giá thế nào về thời điểm ra đời và vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền đối với Nghị quyết 04 của Huyện ủy?

 

Đồng chí Bùi Đức Hinh: Huyện Cao Phong được thành lập theo Nghị định số 95/2001/NĐ-CP ngày 12/12/2001 của Chính phủ về việc “Chia huyện Kỳ Sơn tỉnh Hoà Bình thành hai huyện Cao Phong và Kỳ Sơn; huyện chính thức đi vào hoạt động từ ngày 15/3/2002 với tổng diện tích tự nhiên 25.437ha; ở vị trí địa lý thuận lợi, đất đai khá màu mỡ lại giàu tiềm năng; khí hậu thuận hoà phù hợp để phát triển chăn nuôi đại gia súc, gia cầm và các loại cây công nghiệp, cây ăn quả. Trên cơ sở tiềm năng, thế mạnh của huyện, ngay sau khi huyện ổn định và đi vào hoạt động, Đảng bộ huyện đã đề ra nhiều chủ trương, giải pháp về phát triển cây ăn quả, cây công nghiệp bước đầu đã đem lại hiệu quả, góp phần quan trọng xoá đói, giảm nghèo, cải thiện đời sống của nhân dân. Tuy nhiên, quy mô phát triển cây ăn quả, cây công nghiệp còn nhỏ lẻ; sản xuất chủ yếu theo phương thức quảng canh, chưa theo quy hoạch tập trung và chưa có đầu tư thâm canh để tạo sản phẩm hàng hoá cung cấp cho thị trường; chưa định hướng được loại cây mũi nhọn có hiệu quả kinh tế cao để phát triển một cách bền vững

 

Nhằm phát huy hơn nữa mọi tiềm năng, thế mạnh của huyện để phát triển kinh tế, ổn định xã hội, ngày 8/5/2006, Huyện ủy đã ban hành Nghị quyết số 04 về phát triển cây ăn quả, cây công nghiệp giai đoạn 2006 - 2010. Nghị quyết ra đời có ý nghĩa quan trọng đối với Đảng bộ huyện trong việc định hướng phát triển kinh tế, góp phần tăng thu nhập cho người dân; thay đổi cơ cấu cây trồng trên địa bàn huyện và tạo ra sản phẩm hàng hoá chất lượng cao cung cấp cho thị trường; định hướng được 2 loại cây trồng mũi nhọn cho giá trị kinh tế cao để phát triển một cách bền vững đó là (cây cam và cây mía).

 

Ngay khi Nghị quyết số 04 ra đời, Huyện uỷ đã chỉ đạo các phòng, ban, ngành, đoàn thể, xã, thị trấn làm tốt tuyên truyền, phổ biến về tầm quan trọng nhằm sớm đưa nghị quyết vào cuộc sống, đồng thời UBND huyện đã ban hành quyết định phê duyệt dự án chăn nuôi và dự án phát triển vùng cây ăn quả, cây công nghiệp huyện Cao Phong giai đoạn 2006 - 2010; quyết định thành lập Ban chỉ đạo về vấn đề này tiếp đó ngày 10/6/2006, Ban Chỉ đạo đã ban hành Kế hoạch số 01/KH-BCĐ về việc triển khai dự án phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả. Hàng năm, huyện đều tổ chức hội nghị sơ, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện nghị quyết; đề ra nhiệm vụ, giải pháp thực hiện trong những năm tiếp theo gắn với biểu dương, khen thưởng những cá nhân, tập thể điển hình xuất sắc trong triển khai thực hiện.

 

PV: Xin đồng chí cho biết những kết quả nổi bật trong việc phát triển cây ăn quả, cây công nghiệp theo đính hướng của Nghị quyết số 04?

 

Đồng chí Bùi Đức Hinh: Sau 8 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04 huyện đã đạt được những kết quả nổi bật, góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống của nhân dân: Tính riêng năm 2013 toàn huyện trồng mới 150,26 ha cam, quýt các loại, đạt 300,52% kế hoạch, nâng tổng số cam, quýt trên địa bàn lên 920 ha. Diện tích cam, quýt trong thời kỳ kinh doanh khoảng 500 ha, sản lượng ước đạt 16.000 tấn. Thu nhập bình quân 600 - 700 triệu đồng /ha. Diện tích cam phát triển mạnh tại: Thị trấn Cao Phong 594 ha; xã Bắc Phong 284 ha, Thu Phong 64,8 ha, Dũng Phong 55,33 ha, Tân Phong 49ha, Đông Phong 39,3 ha, Tây Phong 35,85 ha, Yên Lập 19, 4 ha. Cây mía, diện tích 2.611,8 ha, thu nhập bình quân từ 150 - 200 triệu đồng /ha. Công tác chuyển giao KH -KT được huyện quan tâm chỉ đạo nhằm tăng giá thành của sản phẩm. Trong 3 năm (từ năm 2012 - 2014) đã mở 35 lớp trồng vă chăm sóc cây ăn quả cho 1.340 hội viên; hoàn thiện quy trình công nghệ nhân giống cam Valenxia2 (V2) và mở rộng sản xuất ở các vùng sinh thái khác nhau. Riêng cây mía đã được công nhận nhãn hiệu mía tím Hoà Bình (trong đó mía Cao Phong là chủ yếu).

 

Với những nỗ lực chung của cấp ủy, chính quyền và nhân dân trong huyện, năm 2007, cam Cao Phong đã dược Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam chính thức công nhận lôgô nhãn hiệu hàng hoá. Tháng 6/2010, thương hiệu cam Cao Phong đã được Hội Sở hữu trí tuệ cấp bằng công nhận nhãn hiệu cạnh tranh Việt. Hiện nay, huyện đang chuẩn bị các điều kiện tổ chức lễ công bố ban hành chỉ dẫn địa lý và quảng bá sản phẩm đối với cam Cao Phong.

 

 PV: Để phát huy tiềm năng, thế mạnh của huyện đối với 2 cây trồng chủ lực là cam và mía, trong thời gian tới, huyện có những giải pháp như thế nào, thưa đồng chí?

 

Đồng chí Bùi Đức Hinh: Tại Nghị quyết Đại hội lần thứ XXVI, nhiệm kỳ 2010  2015, Đảng bộ huyện đã xác  định nông nghiệp tiếp tục là ngành mũi nhọn, góp phần to lớn trong công cuộc phát triển KT -XH của huyện. Để phát huy tiềm năng, thế mạnh của huyện đối với 2 loại cây trồng mũi nhọn huyện đã xác định:

 

Một là, tiếp tục tổ chức quán triệt sâu rộng Nghị quyết số 04 của Huyện uỷ nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, đoàn viên, hội viên và nhân dân các dân tộc trên địa bàn; từ đó, xác định rõ trách nhiệm để tổ chức thực hiện đạt kết quả tốt hơn trong thời gian tới.

 

Hai là, tiếp tục khảo nghiệm tuyển chọn giống đảm bảo chất lượng; tăng cường công tác QLNN về lĩnh vực cây giống, sản phẩm cam quả, ngăn chặn hàng giả hàng kém chất lượng nhằm bảo vệ thương hiệu Cam Cao Phong và mía tím Hoà Bình thông qua việc tuyên truyền, ký cam kết của các hộ và xử lý các vi phạm.

 

Ba là, tiếp tục triển khai quy trình sản xuất rau, quả an toàn cho các hộ dân; thu hút đầu tư một số chọn lọc xử lý cam quả sau thu hoạch để nâng cao giá trị sản phẩm; tiếp tục nghiên cứu xây dựng cơ sở chế biến nước hoa quả; tăng cường chuyển giao và ứng dụng KH -KT, đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đặc biệt mở rộng chuyển giao kỹ thuật trồng cây có múi, cây ăn quả đến các địa  bàn trong huyện;

 

Bốn là, chỉ đạo đôn đốc hướng dẫn các xã hoàn thiện quy hoạch NTM. Trong trọng tâm là quy hoạch các vùng chăn nuôi, trồng cỏ chăn nuôi, diện tích cây công nghiệp và cây ăn quả.

 

PV: Xin cảm ơn đồng chí.

                                                                    

 

                                                                       Ngọc Vinh (T.H)

 

Các tin khác


Trung ương Đoàn triển khai quyết định về công tác cán bộ tại Tỉnh Đoàn Hòa Bình

Sáng 26/4, tại Tỉnh Đoàn Hòa Bình, T.Ư Đoàn tổ chức hội nghị triển khai công tác cán bộ. Tới dự có các đồng chí: Nguyễn Ngọc Lương, Bí thư Thường trực BCH T.Ư Đoàn, Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam; Bùi Thị Minh, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy…

Huyện Kim Bôi gặp mặt chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, sáng 25/4, huyện Kim Bôi tổ chức gặp mặt, tri ân chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ.

Thành ủy Hòa Bình tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết xây dựng văn hóa con người Việt Nam

Sáng 25/4, Thành ủy Hòa Bình tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 09/6/2014 của Ban Chấp hành T.Ư Đảng (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; 15 năm thực hiện Chương trình hành động số 18-CTr/TU, ngày 13/4/2009 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình về thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW, ngày 16/6/2008 của Bộ Chính trị khoá X về "Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới”.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bùi Đức Hinh thăm, tặng quà chiến sỹ Điện Biên tại huyện Kim Bôi

Sáng 25/4, đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh và đoàn công tác đã thăm, tặng quà chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ trên địa bàn xã Kim Bôi, huyện Kim Bôi.

Huyện Lạc Thủy: Gắn lý luận với thực tiễn trong phát triển kinh tế - xã hội

Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW, ngày 9/10/2014 của Bộ Chính trị khóa XI về "Công tác lý luận và định hướng nghiên cứu đến năm 2030” trên địa bàn huyện Lạc Thủy, các cấp ủy Đảng, chính quyền từ huyện đến cơ sở đã vận dụng có hiệu quả lý luận vào thực tiễn trên tất cả các lĩnh vực: xây dựng Đảng, phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, giữ vững quốc phòng - an ninh.

Hành trình “Tôi yêu Tổ quốc tôi” tại Hòa Bình

Sáng 24/4, tại Tượng đài Bác Hồ trên công trình Thủy điện Hòa Bình, Trung ương Hội LHTN Việt Nam phối hợp cùng Hội LHTN tỉnh Hòa Bình tổ chức Hành trình "Tôi yêu Tổ quốc tôi” nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Dự chương trình có các đồng chí: Nguyễn Tường Lâm, Bí thư Ban chấp hành T.Ư Đoàn, Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban quốc gia về thanh niên Việt Nam; Nguyễn Kim Quy, Ủy viên Ban Thường vụ T.Ư Đoàn, Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHTN Việt Nam; lãnh đạo các ban, văn phòng, đơn vị trực thuộc T.Ư Đoàn, T.Ư Hội LHTN Việt Nam và lãnh đạo Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các tỉnh: Hòa Bình, Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hà Nam...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục