Chị Bùi Thị Thương, xóm Khoang, xã Phúc Tuy (Lạc Sơn) luôn ghi chép tỉ mỉ các thông số của từng con lợn để tiện theo dõi và chăm sóc.

Chị Bùi Thị Thương, xóm Khoang, xã Phúc Tuy (Lạc Sơn) luôn ghi chép tỉ mỉ các thông số của từng con lợn để tiện theo dõi và chăm sóc.

(HBĐT) - Trong khi bà con lối xóm loay hoay với cây lúa, ngô, sắn và gặp nhiều khó khăn để XĐ -GN vì trở ngại về giao thông, ánh điện thì đôi vợ chồng trẻ bao năm qua luôn nỗ lực thoát nghèo dù không ít lần thất bại. Nhờ ý chí vươn lên và sự ham học hỏi, họ đã có được những thành công bước đầu từ mô hình nuôi lợn nái.

 

Chúng tôi về xóm Khoang, xã Phúc Tuy (Lạc Sơn) để gặp chủ nhân của câu chuyện vượt khó trên. Đó là đôi vợ chồng anh Bùi Văn Nhọ và chị Bùi Thị Thương. Xóm Khoang được biết đến là xóm có ánh điện “đom đóm” vì bà con phải dùng cột tre kéo điện cách xa cả cây số. Đường giao thông hầu hết là đường đất, đi lại rất khó khăn. Điều đó đã tạo ra “rào cản” lớn đối với công cuộc XĐ -GN của xóm có tới 99% bà con là người Mường. ấy thế mà từ khi kết duyên, anh Nhọ, chị Thương đã nung nấu không ít hướng đi để thoát nghèo.

 

Theo lời chị Thương kể: Sau khi kết hôn, với đôi bàn tay trắng, anh Nhọ phải đi gánh than thuê, tiền công chỉ 15.000 đồng /ngày, trong khi sức khỏe anh giảm sút đáng kể. Lúc này, chị cũng thường xuyên đau ốm nên cuộc sống gia đình gặp rất nhiều khó khăn, chị khuyên anh nghỉ làm than về nhà tìm hướng đi khác. Nhận thấy trong nhiều năm qua, bố mẹ đẻ chị nuôi lợn đem lại hiệu quả kinh tế, anh chị vay vốn ngân hàng mua giống, chặt tre làm chuồng nuôi lợn.

 

Có được số tiền từ vay ngân hàng và vay anh em, lứa đầu tiên, anh chị nuôi 12 con lợn thịt do chị Thương là người chăm sóc, còn anh đi buôn keo để có thêm thu nhập. Thế nhưng, buôn bán may rủi, được mất thất thường, chị khuyên anh tập trung vào nuôi lợn. Lúc này, khó khăn rất nhiều, mỗi ngày anh phải đi ra thị trấn chở 150 kg gạo về nấu rượu, lấy bỗng cho lợn ăn. Khó khăn thêm chồng chất, do thiếu kinh nghiệm nên nhiều lứa lợn, anh chị bị lỗ, nhất là khi chuyển sang nuôi thêm lợn nái, lợn sữa thường mắc bệnh. Năm 2010, cả đàn bị dịch bệnh, anh chị mất trắng 100 triệu đồng, bao nhiêu vốn liếng tích cóp được giờ là con số 0.

 

 “Thất bại là mẹ thành công”, những bài học sau gần chục năm gắn bó với con lợn đã thôi thúc vợ chồng anh, chị không được chùn bước. Qua tìm hiểu trên các phương tiện thông tin đại chúng, anh chị quyết định vay thêm vốn, về tận trại lợn giống để mua lợn nái hậu bị về nuôi. Sau khi đầu tư 200 triệu đồng xây dựng chuồng trại, anh chị mua 20 con lợn nái hậu bị. Nhờ tích lũy được kinh nghiệm và sự tư vấn tích cực của cán bộ thú y xã nên lợn lớn nhanh và đã đẻ những lứa đầu. Nhờ chủ động được nguồn giống, mỗi lứa, gia đình anh nuôi 30 con lợn thịt, một năm xuất chuồng 4 lứa, trừ chi phí lãi trên 100 triệu đồng.

 

Với 30 con lợn nái có trọng lượng khoảng 2 tạ /con, con nào cũng có sổ theo dõi được ghi chép tỉ mỉ, thấy được cách làm khoa học và tin tưởng với những thành công ban đầu, anh chị sẽ có được “quả ngọt” trong tương lai không xa. Chị Thương chia sẻ: “Bây giờ, gia đình đã hoàn toàn chủ động về nguồn giống, con nái nào đẻ ra là mình nuôi luôn. Hiện, trong số 70 con lợn thịt, gia đình tôi sẽ để khoảng 30 con làm lợn nái. Sắp tới, gia đình sẽ mở rộng chuồng trại, cố gắng chuyển sang xây dựng chuồng lạnh để đảm bảo tốt nhất cho lợn sinh trưởng, phát triển”.

 

                                                             

                                                              Viết Đào

                                                                (CTV)

 

 

Các tin khác


Huyện Lương Sơn: Hiệu quả bước đầu từ mô hình trồng cỏ ngọt

Được triển khai thực hiện tháng 9/2023 với quy mô diện tích khoảng 2ha tại xóm Trại Hòa, xã Cao Sơn (Lương Sơn), đến nay, mô hình trồng cây cỏ ngọt bước đầu cho thấy hiệu quả. Cây cỏ ngọt sinh trưởng, phát triển tốt, phù hợp điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương, được kỳ vọng là loại cây trồng giúp nhiều nông dân phát triển kinh tế hiệu quả.

Xây dựng thương hiệu gà Quyết Thắng

Là một trong những "thủ phủ” chăn nuôi gà ri lớn nhất của huyện Lạc Sơn, xã Quyết Thắng quyết liệt triển khai nhiều giải pháp nhằm xây dựng gà ri trở thành sản phẩm OCOP đặc trưng của địa phương, đưa chăn nuôi gà ri thành ngành kinh tế mũi nhọn, giúp người dân cải thiện thu nhập, giảm nghèo bền vững. Đồng thời giải quyết việc làm cho lao động địa phương, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Quý I, tổng Quỹ Hỗ trợ nông dân đạt trên 63,5 tỷ đồng

Trong quý I/2024, Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh tích cực phối hợp với Hội Nông dân các huyện, thành phố tổ chức giải ngân vốn vay Quỹ Hỗ trợ nông dân từ nguồn ngân sách của tỉnh cấp năm 2024.

3 tháng, thu ngân sách nhà nước ước đạt 1.306 tỷ đồng

Theo số liệu báo cáo của UBND tỉnh, thu ngân sách Nhà nước của tỉnh ước thực hiện hết tháng 3/2024 đạt 1.306 tỷ đồng, bằng 32% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao, bằng 23% so với chỉ tiêu Nghị quyết Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh và bằng 153% so với cùng kỳ.

Toàn tỉnh có gần 5 nghìn lồng nuôi cá

Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, từ đầu năm đến nay, tình hình sản xuất thủy sản trong tỉnh ổn định. Hiện toàn tỉnh có diện tích nuôi cá ao, nuôi cá ruộng là 2.695 ha (nuôi kết hợp ở các hồ thủy lợi 1,2 nghìn ha); số lồng nuôi cá có 4.987 lồng. Trong 3 tháng đầu năm 2024, sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt 2.472 tấn; các cơ sở sản xuất được 9 triệu con cá giống các loại phục vụ cho sản xuất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục