(HBĐT) - Ngày 1/8/2016, Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã phê duyệt và công bố chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX) năm 2015 của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc T.ư. Theo đó, tỉnh ta đứng thứ 44/63 tỉnh, thành phố trong cả nước, giảm 8 bậc so với năm 2014. Dù giảm về thứ hạng nhưng điểm số vẫn tăng 2, 79 điểm cho thấy những cố gắng thực hiện các giải pháp cải cách hànhchính (CCHC) ở tỉnh. Phân tích 7 chỉ số thành phần của PAR INDEX đã thể hiện rõ kết quả đạt được cũng như những nguyên nhân hạn chế, yếu kém cần khắc phục trong CCHC của tỉnh hướng tới mục tiêu xây dựng nền hành chính phục vụ tốt hơn nhu cầu của người dân.

 

Về công tác chỉ đạo, điều hành, UBND tỉnh đã quan tâm, các cấp, ngành cũng tổ chức thực hiện các nội dung CCHC khá hiệu quả. Tỉnh đã thực hiện một số sáng kiến như: gắn việc thực hiện CCHC với công tác thi đua, khen thưởng, đổi mới công tác kiểm tra... chỉ số xếp hạng từ 20 năm 2014 lên 19 năm 2015. Về xây dựng thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) do thời gian ban hành kế hoạch rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL còn chậm nên giảm 20 bậc so với năm 2014. Về cải cách thủ tục hành chính (TTHC) đã tăng 5 bậc so với năm 2014. Về cải cách tổ chức bộ máy giảm 5 bậc do kết quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh và cấp huyện giảm. Về xây dựng đội ngũ và nâng cao chất lượng CB -CC-VC thứ hạng giữ nguyên so với năm 2014 nhưng vẫn còn các tiêu chí chưa đạt hoặc ở mức thấp như: tỷ lệ đạt chuẩn của cán bộ cấp xã, chưa phê duyệt được vị trí việc làm đối với viên chức.

 

 

Thành phố Hòa Bình quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, bố trí cán bộ, công chức  có năng lực nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tại bộ phận “một cửa hiện đại”.

 

Về đổi mới cơ chế tài chính giảm 16 bậc so với năm 2014 do tỷ lệ cơ quan hành chính của tỉnh tự chủ về tài chính mới đạt 92,7% (yêu cầu 100%). Tỷ lệ đơn vị sự nghiệp công lập của tỉnh thực hiện tự chủ tài chính mới đạt 70,8% (yêu cầu trên 80%). Lĩnh vực hiện đại hóa hành chính tăng 3 bậc do tỉnh triển khai ứng dụng phần mềm quản lý văn bản đến 100% cơ quan chuyên môn cấp tỉnh. Tuy nhiên còn tiêu chí đạt thấp như chưa có dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 3 và 4 trong khi đó yêu cầu phải có 10 dịch vụ trở lên ở mức độ 3 và 2 dịch vụ trở lên ở mức độ 4; chưa triển khai hệ thống quản lý chất lượng tiêu chuẩn ISO ở cấp xã. Tỷ lệ đơn vị hành chính cấp huyện có mô hình một cửa hiện đại mới đạt 18,9% (yêu cầu trên 50%)... Bên cạnh đó còn một số lĩnh vực thuộc thẩm quyền giải quyết của nhiều cơ quan, đơn vị nhưng chưa có quy chế phối hợp cụ thể để thực hiện hiệu quả. Lãnh đạo một số đơn vị, địa phương chưa thực sự quyết liệt trong chỉ đạo, đầu tư cơ sở vật chất cho bộ phận “một cửa”, cũng như giao quyền tự chủ tài chính, ứng dụng công nghệ vào CCHC...

 

Sở Nội vụ đã kiến nghị với BCĐ CCHC tỉnh thực hiện những giải pháp cụ thể nhằm hạn chế những vướng mắc, nâng cao hiệu quả CCHC của tỉnh. Trong đó, tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo về CCHC thực hiện Nghị quyết số 05 của BTV Tỉnh ủy cũng như Đề án của UBND tỉnh về đẩy mạnh CCHC giai đoạn 2011-2020. Nghiêm túc trong công tác đánh giá CB -CC-VC theo Nghị định số 56 của Chính phủ làm cơ sở để quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, đề bạt, bổ nhiệm và thực hiện tinh giản biên chế. Hoàn thiện việc đầu tư trang thiết bị công nghệ để tiếp nhận phần mềm điện tử đúng thời hạn theo Công văn số 1068/UBND-KGVX của UBND tỉnh. Các huyện Cao Phong, Đà Bắc, Mai Châu phải hoàn thành việc quyết định giao quyền tự chủ cho 100% đơn vị sự nghiệp giáo dục trước ngày 30/11/2016. Giải quyết chế độ cho 318 CB -CC cấp xã chưa đạt chuẩn về trình độ chuyên môn nhưng không có khả năng đào tạo vào năm 2017. Sớm ban hành quy chế phối hợp trong giải quyết các TTHC trong lĩnh vực người có công; tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức, cá nhân, khắc phục tình trạng giải quyết hồ sơ chậm như hiện tại. Tổ chức đánh giá xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ và chỉ số CCHC năm 2016; đề cao trách nhiệm của người đứng đầu trong thực hiện các nội dung CCHC và là tiêu chí để phân loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, địa phương.

 

Chỉ số CCHC thể hiện quyết tâm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc đổi mới công tác quản lý theo dõi, đánh giá để bảo đảm nâng cao chất lượng, hiệu quả trong thực hiện chương trình CCHC giai đoạn 2011 - 2020. Chỉ số CCHC là một trong những công cụ quản lý và thông qua công bố Chỉ số một mặt đưa ra thứ hạng của các tỉnh, các bộ, ngành về kết quả CCHC. Nhưng điều quan trọng hơn là xác định rõ những điểm mạnh, điểm yếu của từng bộ, ngành, địa phương trong các lĩnh vực CCHC. Thông qua đó xác định quyết tâm chính trị và trách nhiệm của người đứng đầu phải có thái độ nghiêm túc, nhìn chỉ số này và thấy chỗ nào mạnh thì phát huy, chỗ nào còn tồn tại, hạn chế thì phải tập trung đẩy mạnh lên để đáp ứng được yêu cầu mà mục tiêu chương trình CCHC giai đoạn 2011-2020 đã đưa ra.

 

                                                               Lê Chung

 

 

 

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục