(HBĐT) - Tình hình thời tiết đang diễn biến khó lường, nhiều khả năng sẽ xảy ra rét đậm, rét hại kéo dài. UBND tỉnh đang tập trung chỉ đạo các ngành và địa phương cấp bách thực hiện những biện pháp phòng - chống đói, rét cho đàn gia súc, giảm thiểu thiệt hại về chăn nuôi vụ đông - xuân 2016 - 2017. Khuyến cáo người dân theo dõi sát diễn biến thời tiết, chuẩn bị nguồn thức ăn dự trữ, thực hiện chăn nuôi có quản lý, củng cố, che chắn chuồng trại, không thả rông trâu, bò trên rừng khi nhiệt độ xuống dưới 120C.

 

 

Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra mô hình trang trại tại xã Sủ Ngòi (TP Hòa Bình).

 

Thiên tai diễn biến phức tạp đã lấy đi của người nông dân cả đầu cơ nghiệp. Đợt rét hại năm 2008, thời tiết đã lấy đi của người nông dân gần 12.000 con trâu, bò. Tiếp đến đợt rét đậm rét hại cuối năm 2010, đầu năm 2011 làm chết 9.000 con gia súc. Đợt rét đậm, rét hại bất thường từ ngày 23-27/1/2016 và đợt rét tăng cường trong năm 2016, trên địa bàn tỉnh có nơi nhiệt độ xuống đến – 20 C và có băng tuyết đã làm chết 1.468 con trâu, bò, 212 con dê, 2.230 con gia cầm, gây thiệt hại lớn đến ngành chăn nuôi của tỉnh. Trong đó các huyện có số trâu bò bị chết nhiều là:  Mai Châu 329 con, Đà Bắc 256 con, Lạc Sơn, 169 con. Kim Bôi 158 con, Tân Lạc 137 con…Nhiều hộ dân bỗng chốc trắng tay khi bị ông trời lấy đi “đầu cơ nghiệp”. Đồng chí  Phạm Vĩnh Xương, Chi Cục phó Chi cục Chăn nuôi – Thú y cho biết: Những năm qua, công tác phòng - chống đói rét cho trâu bò đã được các địa phương quan tâm. Tuy vậy vẫn còn tư tưởng chủ quan, nhất là ở các xã vùng sâu vùng xa, người dân vẫn còn tập quán chăn thả gia súc, có nơi chưa có ý thức chuẩn bị thức ăn, chuồng trại cho trâu bò khi mùa đông đến thời tiết rét đậm, rét hại kéo dài.

 

Thời tiết diễn biến phức tạp và khó lường, nhiều khả năng nhiệt độ sẽ xuống rất thấp, rét đậm, rét hại diễn ra khi không khí lạnh liên tiếp tăng cường. Để giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra, phát triển bền vững ngành chăn nuôi, Sở NN &PTNT đã ban hành công văn gửi UBND các huyện, thành phố triển khai các biện pháp phòng - chống đói, rét cho trâu, bò. Công văn đề nghị các địa phương tăng cường công tác tuyên truyền để người chăn nuôi chủ động áp dụng các biện pháp phòng - chống đói, rét cho vật nuôi, triển khai nghiêm túc kế hoạch phòng - chống đói rét, dịch bệnh cho đàn vật nuôi vụ đông xuân 2016-2017.  Chỉ đạo các phòng, ban, cơ quan chuyên môn phổ biến kiến thức, hướng dẫn người chăn nuôi, chuẩn bị thức ăn thô, thức ăn tinh, khoáng, vitamin để tăng cường sức khỏe cho vật nuôi. Trong đó, bảo đảm mỗi hộ gia đình chăn nuôi trâu, bò có ít nhất một cây rơm, lượng thức ăn dự trữ cho trâu bò bảo đảm từ 5-7 kg/con/ngày (rơmr, cỏ khô…) trong những ngày giá rét; thực  hiện trồng cỏ đến hết tháng 12 trên diện tích đất hoang, đất không sử dụng để cung cấp thức ăn thô, xanh cho gia súc vào vụ đông.

Đối với người chăn nuôi cần thải loại những con trâu, bò già trước khi mùa đông đến, di chuyển đàn trâu bò thả rông trong rừng về nuôi nhốt gần nhà để quản lý và chăm sóc, không cho trâu bò làm việc, chăn thả tự do khi nhiệt độ xuống dưới 12 0 C. Sở NN &PTNT đề nghị các địa phương chỉ đạo cán bộ trực tiếp hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc công tác phòng - chống đói, rét, hướng dẫn người chăn nuôi xây dựng, củng cố, che chắn chuồng trại bảo đảm đủ ấm, không bị gió lùa vào mùa đông, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, giữ nền chuồng khô ráo, định kỳ phun tiêu độc chuồng nuôi, tiêm phòng định kỳ và bổ sung các loại vắc xin, tẩy ký sinh trùng để nâng cao sức đề kháng cho đàn vật nuôi.

 

Ngày 30/11/2016, UBND tỉnh ban hành Công văn số 1604/UBND- NNTN về việc chủ động phòng - chống đói, rét cho gia súc, giảm thiểu thiệt hại về chăn nuôi vụ đông xuân 2016-2017. Theo đó, giao nhiệm vụ cho các sở, ngành chức năng triển khai các biện pháp phòng - chống đói, rét cho đàn gia súc. Công văn nhấn mạnh: Các cơ quan truyền thông phối hợp với cơ quan chủ quan và các địa phương thông tin chính xác về diễn biến thời tiết, tuyên truyền, hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật phòng - chống đói, rét, dịch bệnh cho vật nuôi để người dân biết, chủ động và tự giác thực hiện. Chủ tịch UBND các huyện thành phố chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh nếu để xảy ra tình trạng gia súc chết do đói, rét trên địa bàn do nguyên nhân chủ quan và chỉ đạo chưa quyết liệt các biện pháp phòng - chống đói, rét cho gia súc.

                                                             

                                                                          LC

 

 

 

Các tin khác


UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và AFD tại Việt Nam

Ngày 17/4, UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và đại diện Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại Việt Nam. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số ban, sở, ngành.

Chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu

Để chủ động phòng chống thiên tai trong mùa mưa bão năm 2024, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, đảm bảo tính thống nhất, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác phòng, tránh và kịp thời ứng phó, xử lý các tình huống khi thiên tai xảy ra.

Kết nối giữa Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình và doanh nghiệp 

Chiều 16/4, Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh phối hợp tổ chức Hội nghị kết nối giữa Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình và doanh nghiệp tỉnh. Đại diện lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, Agribank chi nhánh tỉnh và Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh chủ trì hội nghị.

Thúc đẩy tạo sinh kế cho nông dân dưới tán rừng

Sau một thời gian triển khai, Chương trình hỗ trợ rừng và trang trại giai đoạn II (Chương trình FFF II) do Tổ chức Nông nghiệp và lương thực Liên hợp quốc (FAO) tài trợ tiếp tục phát huy hiệu quả. Các mô hình phát triển rừng gỗ lớn, trồng cây nông nghiệp hữu cơ, nông lâm kết hợp được nhân rộng. Đặc biệt, nhiều nông dân đã thay đổi tư duy, biết tận dụng đất rừng vốn có để nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích.

Huyện Lạc Thủy: Siết chặt quản lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Những năm qua, UBND huyện Lạc Thủy thực hiện tốt các nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh trên cơ sở chấp hành đúng, đầy đủ quy định pháp luật, góp phần vào sự phát triển kinh tế của địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục