(HBĐT) - Chăn nuôi bò sinh sản và nuôi lấy thịt là cách làm truyền thống của người dân huyện Kim Bôi. Tuy nhiên, quy mô chăn nuôi còn nhỏ lẻ, người chăn nuôi ít áp dụng tiến bộ KHKT về giống, các quy trình kỹ thuật chăn nuôi, tận dụng thức ăn sẵn có trong tự nhiên là chính nên việc vỗ béo bò thịt hầu như không có.

 

 

Xã Tú Sơn(Kim Bôi) mở rộng diện tích trồng cỏ voi làm thức ăn cho trâu bò

 

Do vậy, chăn nuôi bò phát triển chưa tương xứng với tiềm năng của huyện và sản phẩm chưa đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường. Trước nhu cầu về thịt bò ngày càng tăng, UBND huyện Kim Bôi đã xây dựng đề án trồng cỏ vỗ béo đàn bò nhằm chuyển từ nuôi bò chăn thả, phân tán sang nuôi bán chăn thả tạo hàng hoá, tăng năng suất và chất lượng, nâng cao hiệu quả kinh tế góp phần ổn định KT-XH.

 

Theo thống kê, từ năm 2011 – 2015, tổng đàn bò trong huyện có xu hướng giảm, sản lượng thịt hơi xuất chuồng cũng giảm. Năm 2011, tổng đàn bò có 7.101 con, sản lượng thịt hơi 136,4 tấn, đến năm 2015, tổng đàn giảm còn 6.285 con, sản lượng thịt hơi 116,6 tấn, tổng đàn giảm 11,5% sau 5 năm. Đàn bò được nuôi nhiều nhất ở các xã: Cuối Hạ 805 con, Kim Tiến 510 con, Mỵ Hoà 506 con, Đú Sáng 402 con, Kim Truy 330 con...Trên địa bàn huyện có 1 hộ chăn nuôi bò tập trung quy mô khoảng 48 con ở xã Nam Thượng, 15-20 hộ nuôi từ 6-10 con, còn lại nuôi từ 1-5 con là phổ biến. Khoảng 98% tổng đàn bò được chăn nuôi theo phương thức chăn thả tận dụng thức ăn tự nhiên kết hợp thức ăn bổ sung. Chỉ có 2% đàn bò được nuôi theo phương thức bán chăn thả là nhốt hoàn toàn và cung cấp thức ăn tại chuồng.

 

Hiện, thức ăn cho bò chủ yếu từ các sản phẩm phụ của nông nghiệp như rơm, rạ, thân cây ngô, lá mía... Mặt khác, diện tích chăn thả ngày càng bị thu hẹp, diện tích trồng cỏ phục vụ chăn nuôi còn hạn chế. Do đó, nguồn thức ăn thô, xanh chủ động cho đại gia súc vẫn thiếu, nhất là vào mùa đông làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến số lượng, chất lượng của đại gia súc nói chung và của đàn bò nói riêng.

 

Theo thống kê, tổng diện tích trồng cây làm thức ăn cho gia súc khoảng 70 ha, trong đó có khoảng 95% diện tích cỏ mọc tự nhiên, bãi cỏ chăn thả và 5% diện tích cỏ trồng cao sản như cỏ voi năng suất từ 250 - 300 tấn/ha/năm, cỏ VA06 năng suất 400-500 tấn/ha/năm. Các giống cỏ này đã được trồng thử nghiệm tại một số xã cho giá trị dinh dưỡng, năng suất cao, song đòi hỏi điều kiện kỹ thuật canh tác và chi phí để duy trì sản xuất cũng khá cao. Hiện tại, trên địa bàn huyện vẫn chưa có cơ sở sản xuất thức ăn quy mô công nghiệp. Mới chỉ có một số hộ tự chế biến thức ăn nhưng mang tính tự phát, quy mô nhỏ. Chưa có cơ sở cung cấp bò giống, người chăn nuôi chủ yếu tự nhân giống hoặc mua giống trôi nổi trên thị trường, có chất lượng kém, dễ phát sinh dịch bệnh làm ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi. Chuồng trại nông hộ xây dựng chắp vá, cơi nới, chưa đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, nhất là về mùa mưa rét nên bò hay bị bệnh, ốm chết...

 

Đồng chí Vũ Thị Ngọc, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Kim Bôi cho biết: Đề án trồng cỏ vỗ béo đàn bò giai đoạn 2016 - 2020 với mục tiêu khuyến khích hỗ trợ đầu tư phát triển trồng cỏ vỗ béo đàn bò có quy mô vừa và lớn theo hướng trang trại, gia trại, chăn nuôi theo vùng và xã trọng điểm. Phát triển chăn nuôi bò theo phương thức bán thâm canh nhằm tạo ra sản phẩm thịt bò với số lượng và chất lượng cao, đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường. ổn định và phát triển đàn bò từ 6.285 con (năm 2015) lên 6.800 con vào năm 2020, tăng diện tích cỏ từ 70 ha lên 78 ha. Quy hoạch đến năm 2020 xây dựng 1 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung, có 30% số bò được giết mổ tại cơ sở giết mổ tập trung, 80% thịt bò tiêu thụ trên địa bàn được kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y. Đề án được triển khai thực hiện ở 12 xã có số lượng đàn bò lớn và diện tích đất trồng ngô, mía nhiều là Cuối Hạ, Mỵ Hoà, Nam Thượng, Kim Truy, Kim Bình, Kim Tiến, Hạ Bì, Thượng Bì, Vĩnh Đồng, Hợp Đồng, Tú Sơn, Đú Sáng. Tổng kinh phí thực hiện đề án trên 40 tỷ đồng, trong đó, hộ dân tham gia trên 38 tỷ đồng, ngân sách huyện gần 2 tỷ đồng và nguồn lồng ghép trên 200 triệu đồng. Đề án thực hiện thành công sẽ góp phần chuyển dịch cơ cấu trong sản xuất nông nghiệp, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân. Từng bước thay đổi tập quán sản xuất nhỏ sang sản xuất bán thâm canh. Theo tính toán, hiệu quả khi trồng 2 ha cỏ sẽ vỗ béo khoảng 240 con bò/năm, bình quân nuôi vỗ béo 3 tháng lãi khoảng 2,3 triệu đồng/con.

 

                                                                            Đinh Thắng

Các tin khác


UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và AFD tại Việt Nam

Ngày 17/4, UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và đại diện Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại Việt Nam. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số ban, sở, ngành.

Chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu

Để chủ động phòng chống thiên tai trong mùa mưa bão năm 2024, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, đảm bảo tính thống nhất, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác phòng, tránh và kịp thời ứng phó, xử lý các tình huống khi thiên tai xảy ra.

Kết nối giữa Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình và doanh nghiệp 

Chiều 16/4, Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh phối hợp tổ chức Hội nghị kết nối giữa Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình và doanh nghiệp tỉnh. Đại diện lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, Agribank chi nhánh tỉnh và Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh chủ trì hội nghị.

Thúc đẩy tạo sinh kế cho nông dân dưới tán rừng

Sau một thời gian triển khai, Chương trình hỗ trợ rừng và trang trại giai đoạn II (Chương trình FFF II) do Tổ chức Nông nghiệp và lương thực Liên hợp quốc (FAO) tài trợ tiếp tục phát huy hiệu quả. Các mô hình phát triển rừng gỗ lớn, trồng cây nông nghiệp hữu cơ, nông lâm kết hợp được nhân rộng. Đặc biệt, nhiều nông dân đã thay đổi tư duy, biết tận dụng đất rừng vốn có để nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích.

Huyện Lạc Thủy: Siết chặt quản lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Những năm qua, UBND huyện Lạc Thủy thực hiện tốt các nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh trên cơ sở chấp hành đúng, đầy đủ quy định pháp luật, góp phần vào sự phát triển kinh tế của địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục