(HBĐT) - Hồ Thủy điện Hòa Bình có tổng diện tích mặt nước 16.800 ha, địa phận tỉnh ta 8.900 ha thuộc 19 xã của các huyện Đà Bắc, Mai Châu, Cao Phong, Tân Lạc và TP Hòa Bình. Đây được coi là kho tàng quý báu về thủy, sinh vật và nguồn lợi thủy sản của vùng Tây Bắc. Sau khi ngăn đập thủy điện, hồ Hòa Bình được cấu tạo hình lòng máng, xung quanh bao bọc bởi các dãy núi cao, đáy hồ sâu, nguồn thủy sản phong phú về giống loài. Từ lâu nay, cá sông Đà đã có “thương hiệu”, được biết đến là sản phẩm sạch và an toàn cho người sử dụng.

 

Phát triển nghề nuôi cá trên hồ Hòa Bình theo phương pháp sạch và an toàn đang là hướng đi bền vững, hiệu quả của người dân, tổ chức, doanh nghiệp. Công ty Cá sạch sông Đà đã liên kết với chính quyền, người dân thực hiện mô hình nuôi cá sạch tại 2 xã Vầy Nưa - Tiền Phong (Đà Bắc) với 188 lồng đang mang lại hiệu quả thiết thực. Công ty đã cung cấp giống, khoa học kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm cho người dân. Ngoài các loại giống cá truyền thống như trắm, chép, rô phi, chiên, lăng, Công ty đã nuôi thành công cá quả, cho cá ăn các loại cá tép, cá dầu đánh bắt trên hồ, bảo đảm nguồn thức ăn sạch tự nhiên. Thời gian hơn 6 tháng nuôi cá quả, nhiều hộ gia đình thu từ 7-8 tạ/cá, trừ chi phí thu lãi từ 30-40 triệu đồng/lồng.

  Nhân dân xóm Tháu, xã Thái Thịnh (TP Hòa Bình) khai thác tiềm năng mặt nước hồ Hòa Bình phát triển nghề nuôi cá lồng nâng cao thu nhập. ảnh: Đ.T

Mới đây, Chi cục quản lý chất lượng nông - lâm sản và thủy sản tỉnh đã triển khai thành công mô hình sản xuất cá sông Đà an toàn theo chuỗi giá trị và thực hiện cấp giấy chứng nhận tiêu chuẩn VietGap cho 2 đơn vị là Công ty TNHH XD&DV Cường Thịnh và HTX DV&SX nông lâm nghiệp Hiền Lương. Đây là 2 cơ sở đầu tiên của tỉnh được cấp giấy chứng nhận VietGap cho mô hình nuôi cá của tỉnh, mở ra cơ hội đưa sản phẩm cá thâm nhập vào thị trường, cũng là tiếp tục khẳng định thương hiệu cá sạch sông Đà.

Ông Phạm Văn Thịnh, Giám đốc Công ty Cường Thịnh cho biết: Công ty đã liên kết xây dựng chuỗi cửa hàng bày bán và giới thiệu sản phẩm cá sạch sông Đà tại nhiều khu vực trên địa bàn Hà Nội, góp phần tạo nguồn đầu ra ổn định. Công ty là 1 trong 92 địa chỉ trên toàn quốc bán sản phẩm thủy sản đã được xác nhận kiểm soát an toàn thực phẩm theo chuỗi - mục địa chỉ xanh, nông sản sạch của Cục quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản. Thực hiện quy trình sản xuất sạch theo tiêu chuẩn VietGap đã tạo ra sản phẩm cá an toàn đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng, cá truy xuất được nguồn gốc, đồng thời quảng bá thương hiệu cá sạch sông Đà của tỉnh. Công ty đang áp dụng nghiêm túc các quy trình nuôi cá sạch từ khâu chọn giống, phòng bệnh, chăm sóc, sử dụng thức ăn cho cábảo đảm các sản phẩm cá an toàn cho người sử dụng.   

  HTX dịch vụ và sản xuất nông - lâm nghiệp Hiền Lương (Đà Bắc) thực hiện quy trình nuôi cá sạch an toàn theo chuỗi giá trị, được cấp giấy chứng nhận VietGap nuôi cá lồng.

Theo cơ quan quản lý Nhà nước về thủy sản, tỉnh có tiềm năng lớn để phát triển nghề cá. Khu vực sông Đà có 13 loài các nuôi có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế của nhân dân gồm: trắm, trôi, rô phi, trê lai, mè hòa, chày mắt đỏ, chiên, măng, tầm Siberi, hồi vân. Cá sông Đà là nguồn thức ăn ngon, dễ kiếm được chế biến thành các món ăn phổ thông, trở thành nét văn hóa ẩm thực của đồng bào dân tộc như gỏi, mắm, cá khô Không tính các loại các đặc sản như anh vũ, lăng, chiên, lươn, chạch sông, các loại cá thông thường như trắm, chép, mè, trôi, chày đang trở thành món ăn đặc sản, góp phần tạo nên thương hiệu cá sạch sông Đà.

Việc nuôi cá sạch và an toàn theo chuỗi giá trị gia tăng sản xuất bền vững, giảm thiểu những chi phí phát sinh từ dịch bệnh, ô nhiễm môi trường là xu thế tất yếu trong hiện tại và tương lai, góp phần thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững của tỉnh ta.

                                                                                    L.C

 

Các tin khác


Huyện Lương Sơn: Hiệu quả bước đầu từ mô hình trồng cỏ ngọt

Được triển khai thực hiện tháng 9/2023 với quy mô diện tích khoảng 2ha tại xóm Trại Hòa, xã Cao Sơn (Lương Sơn), đến nay, mô hình trồng cây cỏ ngọt bước đầu cho thấy hiệu quả. Cây cỏ ngọt sinh trưởng, phát triển tốt, phù hợp điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương, được kỳ vọng là loại cây trồng giúp nhiều nông dân phát triển kinh tế hiệu quả.

Xây dựng thương hiệu gà Quyết Thắng

Là một trong những "thủ phủ” chăn nuôi gà ri lớn nhất của huyện Lạc Sơn, xã Quyết Thắng quyết liệt triển khai nhiều giải pháp nhằm xây dựng gà ri trở thành sản phẩm OCOP đặc trưng của địa phương, đưa chăn nuôi gà ri thành ngành kinh tế mũi nhọn, giúp người dân cải thiện thu nhập, giảm nghèo bền vững. Đồng thời giải quyết việc làm cho lao động địa phương, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Quý I, tổng Quỹ Hỗ trợ nông dân đạt trên 63,5 tỷ đồng

Trong quý I/2024, Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh tích cực phối hợp với Hội Nông dân các huyện, thành phố tổ chức giải ngân vốn vay Quỹ Hỗ trợ nông dân từ nguồn ngân sách của tỉnh cấp năm 2024.

3 tháng, thu ngân sách nhà nước ước đạt 1.306 tỷ đồng

Theo số liệu báo cáo của UBND tỉnh, thu ngân sách Nhà nước của tỉnh ước thực hiện hết tháng 3/2024 đạt 1.306 tỷ đồng, bằng 32% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao, bằng 23% so với chỉ tiêu Nghị quyết Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh và bằng 153% so với cùng kỳ.

Toàn tỉnh có gần 5 nghìn lồng nuôi cá

Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, từ đầu năm đến nay, tình hình sản xuất thủy sản trong tỉnh ổn định. Hiện toàn tỉnh có diện tích nuôi cá ao, nuôi cá ruộng là 2.695 ha (nuôi kết hợp ở các hồ thủy lợi 1,2 nghìn ha); số lồng nuôi cá có 4.987 lồng. Trong 3 tháng đầu năm 2024, sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt 2.472 tấn; các cơ sở sản xuất được 9 triệu con cá giống các loại phục vụ cho sản xuất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục