(HBĐT) - Khí hậu mát mẻ quanh năm là điều kiện lý tưởng cho nông dân xã Quyết Chiến (Tân Lạc) phát triển những sản phẩm nông nghiệp mang tính đặc trưng, trong đó có cây su su. Tận dụng lợi thế đó, trồng su su đang phát triển mạnh ở hầu khắp các thôn, xóm trên địa bàn xã, đem lại hiệu quả kinh tế, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn.

Với diện tích 0,5 ha, những giàn su su của gia đình chị Bùi Thị Din, xóm Biệng, xã Quyết Chiến (Tân Lạc) cho thu nhập hơn 100 triệu đồng/năm.  

Cây su su “bén duyên” với người dân xã Quyết Chiến từ năm 2008 với vài hộ trồng thử nghiệm do Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật (Sở KH&CN) đầu tư với diện tích khoảng 0,5 ha. Sau 3 tháng trồng, cây phát triển nhanh ngoài mong đợi và được nhiều người dân trong vùng ưa chuộng. Đến nay, diện tích cây su su tại xã Quyết Chiến đã được nhân rộng lên 48 ha, tập trung chủ yếu ở các xóm: Biệng, Bắc Hưng, Cá… Hộ trồng nhiều có 1-2 ha, hộ trồng ít cũng khoảng 500 m2. 

Đến thăm vườn su su của anh Bùi Thanh Hải, xóm Biệng, một trong những người trồng su su đầu tiên tại xã, anh cho biết: “Những giàn su su đã làm thay đổi kinh tế gia đình tôi. Từ những diện tích lúa, ngô kém hiệu quả đều được tôi chuyển  sang trồng su su. Hiện giờ, gia đình đã trồng được 1,5 ha su su, 1 tháng cho thu hoạch 3 lần, mỗi lần được khoảng 5 tấn ngọn. Với giá bán 5.000 đồng/kg, sau khi trừ các khoản chi phí, mỗi năm, gia đình thu khoảng 250 triệu đồng”. Mô hình trồng su su lấy ngọn không chỉ giúp nhiều người tăng thêm thu nhập mà còn mở ra hướng phát triển kinh tế mới, giúp giải quyết được cái nghèo ở xã. 

Về kinh nghiệm trồng su su, chị Bùi Thị Din, xóm Biệng, trồng 0,5 ha  su su cho biết: “Cây su su tương đối dễ trồng, không cần tưới nhiều nên phù hợp với điều kiện địa hình đồi núi của xã. Nhờ khí hậu mát mẻ quanh năm,  cây sinh trưởng và phát triển mạnh. Điều quan trọng nhất là su su chúng tôi trồng đều không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nên rất an toàn khi đến tay người tiêu dùng. Mỗi năm, gia đình tôi thu được hơn 100 triệu đồng từ bán ngọn su su”.

Nhờ sự nỗ lực của người dân và chính quyền xã, rau su su xã Quyết Chiến dần có chỗ đứng trên thị trường, được nhiều người biết đến. Năm 2013, sản phẩm ngọn su su được chứng nhận mô hình “Sản xuất rau su su an toàn”. Đồng chí Bùi Quang Đạo, Chủ tịch UBND xã Quyết Chiến cho biết: Trồng su su lấy ngọn đang là hướng đi đúng và trở thành cây mũi nhọn của xã. Trong thời gian tới, xã tiếp tục nhân rộng diện tích trồng su su. Bên cạnh đó, xã cũng tích cực tìm đầu ra cho sản phẩm nhằm tạo điều kiện để nhân dân yên tâm phát triển kinh tế góp phần khẳng định thương hiệu rau, củ, quả sạch tại 5 xã vùng cao huyện Tân Lạc.

 

                                                                    Hoàng Anh     

 

Các tin khác


Thủ tướng chỉ đạo xây dựng Nghị định chế độ tiền lương mới

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu nghiên cứu, đề xuất một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức, người lao động trong các cơ sở y tế công lập.

Thúc đẩy phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể

Kinh tế hợp tác không chỉ giúp ổn định và phát triển sản xuất, kinh doanh mà còn tạo việc làm, tăng thu nhập, hỗ trợ xóa đói, giảm nghèo, ổn định đời sống của thành viên. Thời gian qua, xác định vai trò và tầm quan trọng của phát triển kinh tế tập thể (KTTT), trên cơ sở các quy định của Trung ương, tỉnh Hòa Bình đã kịp thời ban hành các chính sách hỗ trợ, tạo động lực thúc đẩy KTTT phát triển. Qua đó đóng góp quan trọng vào phát triển KT-XH của địa phương.

Hiệu quả từ trồng dưa - theo tiêu chuẩn VietGAP ở xã Mai Hạ

Những năm qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) nỗ lực thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để nâng cao hiệu quả sản xuất, cải thiện cuộc sống, thu nhập cho người dân. Trong đó phải nói đến trồng dưa hấu theo tiêu chuẩn VietGAP đã giúp người dân địa phương bước vươn lên thoát nghèo.

Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm Trung ương ký kết giao ước thi đua năm 2024

Sáng 12/4, Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm Trung ương tổ chức hội nghị ký kết giao ước thi đua năm 2024. 

Tháo gỡ đầu ra cho cây gai xanh

Chậm thu mua, chậm thanh toán … ! Đó là thực trạng chung đối với các hộ liên kết trồng cây gai xanh trên địa bàn tỉnh. Nguyên nhân do kinh tế suy thoái nên các doanh nghiệp khó khăn trong việc thu mua, "đầu ra” không ổn định. Từ thực tế đó, người dân mong muốn chính quyền địa phương và các sở, ngành chức năng phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp thực hiện nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn về đầu ra cho cây gai xanh. Qua đó đảm bảo nguồn cung, cầu ổn định, tạo điều kiện cho các hộ trồng gai xanh yên tâm phát triển và nâng cao giá trị cây trồng.

Bền bỉ vượt khó cùng vốn ưu đãi

Với sự đồng hành và hỗ trợ đa chiều của vốn tín dụng chính sách (TDCS) đã viết nên nhiều câu chuyện về hành trình vượt lên nghèo, đói của không ít hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục