(HBĐT) - Bằng nguồn vốn hỗ trợ KHCN, Trạm KN-KL huyện Yên Thuỷ đã thực hiện thành công mô hình ứng dụng "Trồng thâm canh chuối tiêu hồng” tại xã Yên Trị.


Mô hình trồng chuối tiêu hồng tại xóm Minh Sơn, xã Yên Trị (Yên Thuỷ) mang lại hiệu quả kinh tế cao đang được nhân rộng.

Mô hình trồng chuối tiêu hồng có nguồn giống được nhân bằng công nghệ nuôi cấy mô tế bào với quy mô 1,6 ha, thực hiện từ cuối năm 2015 với 2 hộ tham gia tại xóm Ao Hay và xóm Minh Sơn. Các hộ tham gia mô hình được hỗ trợ 100% giống, 100% phân đạm, lân, kali, thuốc BVTV; hộ dân đóng góp 100% phân hữu cơ, vôi bột và một số vật tư cần thiết khác. Trạm KN-KL phối hợp với UBND xã Yên Trị tập huấn chuyển giao kỹ thuật thâm canh chuối tiêu hồng sử dụng giống nuôi cấy mô tế bào cho các hộ trong và ngoài mô hình. Ngoài tập huấn lý thuyết trên lớp, Trạm KN-KL chỉ đạo cán bộ kỹ thuật phối hợp với khuyến nông xã xuống cơ sở hướng dẫn các hộ cách trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cho chuối đến khi chuối trỗ buồng. Việc chuyển giao kỹ thuật trồng, chăm sóc chuối tiêu hồng cho nông dân trong xã đã thay đổi cách làm truyền thống không mang lại hiệu quả cao, tạo dựng phương thức canh tác mới trên cây chuối trong việc sản xuất mang tính hàng hoá.

Qua theo dõi cho thấy, trong quá trình thâm canh, áp dụng đúng quy trình kỹ thuật và gặp điều kiện thời tiết thuận lợi, cây chuối tiêu hồng có tỷ lệ sống cao, sinh trưởng phát triển tốt. Sau 1 năm, mỗi gốc cho thu hoạch một buồng và cây chuối giống. Buồng chuối bán ra thị trường. Cây chuối giống bán cho các hộ dân ngoài mô hình, là người dân trong xã, trong huyện để mở rộng diện tích trồng, tạo thành vùng sản xuất hàng hóa. Tính theo giá bán tại thời điểm thu hoạch sản phẩm đạt 100.000 đồng/buồng, 5.000 đồng/cây giống, tổng thu của 1,6 ha mô hình ước đạt 350 triệu đồng/năm, trừ chi phí đầu tư ban đầu khoảng trên 247 triệu đồng, cho lãi suất hơn 102 triệu đồng/năm. Ngoài nguồn thu từ chuối quả, chuối giống, người trồng chuối tiêu hồng còn có nguồn thu thường xuyên từ lá chuối, bẹ chuối và các cây nông nghiệp trồng xen ngắn ngày khác như đậu tương, lạc, bí đỏ...

Đánh giá về hiệu quả của mô hình, đồng chí Nguyễn Hồng Hạnh, Chủ tịch UBND xã Yên Trị cho biết: Mô hình được xây dựng và triển khai thực hiện dựa trên cơ sở hạch toán có hiệu quả kinh tế, đáp ứng nguyện vọng của người nông dân, phù hợp với trình độ và điều kiện đất đai của địa phương. Mô hình thành công là động lực khuyến khích người dân đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, mở rộng diện tích trồng chuối tiêu hồng dần thay thế một số cây trồng giá trị kinh tế thấp. Bên cạnh đó, người nông dân được tiếp cận với những tiến bộ KH-KT mới, phát huy tiềm năng đất đai của gia đình, tăng thêm thu nhập. Mô hình này là điểm trình diễn nhân ra diện rộng cho nhiều xã khác cùng làm theo. Để mô hình được lan rộng ra toàn xã, các hộ dân trong và ngoài mô hình tiếp tục tuyên truyền, khuyến cáo kết quả để nhiều người dân biết và làm theo.

                                                                         
                                                                       Đinh Thắng

 


Các tin khác


Thủ tướng chỉ đạo xây dựng Nghị định chế độ tiền lương mới

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu nghiên cứu, đề xuất một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức, người lao động trong các cơ sở y tế công lập.

Thúc đẩy phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể

Kinh tế hợp tác không chỉ giúp ổn định và phát triển sản xuất, kinh doanh mà còn tạo việc làm, tăng thu nhập, hỗ trợ xóa đói, giảm nghèo, ổn định đời sống của thành viên. Thời gian qua, xác định vai trò và tầm quan trọng của phát triển kinh tế tập thể (KTTT), trên cơ sở các quy định của Trung ương, tỉnh Hòa Bình đã kịp thời ban hành các chính sách hỗ trợ, tạo động lực thúc đẩy KTTT phát triển. Qua đó đóng góp quan trọng vào phát triển KT-XH của địa phương.

Hiệu quả từ trồng dưa - theo tiêu chuẩn VietGAP ở xã Mai Hạ

Những năm qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) nỗ lực thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để nâng cao hiệu quả sản xuất, cải thiện cuộc sống, thu nhập cho người dân. Trong đó phải nói đến trồng dưa hấu theo tiêu chuẩn VietGAP đã giúp người dân địa phương bước vươn lên thoát nghèo.

Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm Trung ương ký kết giao ước thi đua năm 2024

Sáng 12/4, Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm Trung ương tổ chức hội nghị ký kết giao ước thi đua năm 2024. 

Tháo gỡ đầu ra cho cây gai xanh

Chậm thu mua, chậm thanh toán … ! Đó là thực trạng chung đối với các hộ liên kết trồng cây gai xanh trên địa bàn tỉnh. Nguyên nhân do kinh tế suy thoái nên các doanh nghiệp khó khăn trong việc thu mua, "đầu ra” không ổn định. Từ thực tế đó, người dân mong muốn chính quyền địa phương và các sở, ngành chức năng phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp thực hiện nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn về đầu ra cho cây gai xanh. Qua đó đảm bảo nguồn cung, cầu ổn định, tạo điều kiện cho các hộ trồng gai xanh yên tâm phát triển và nâng cao giá trị cây trồng.

Bền bỉ vượt khó cùng vốn ưu đãi

Với sự đồng hành và hỗ trợ đa chiều của vốn tín dụng chính sách (TDCS) đã viết nên nhiều câu chuyện về hành trình vượt lên nghèo, đói của không ít hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục