(HBĐT) - Trong những năm qua, diện tích trồng rau hữu cơ ở xã Hợp Hòa (Lương Sơn) được mở rộng, góp phần không nhỏ đưa giá trị sản xuất nông nghiệp tăng nhanh, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Từ thành công của các mô hình trồng rau hữu cơ, người sản xuất kỳ vọng mở hướng làm giàu.


Là một trong những mô hình sản xuất nông sản kiểu mới thành công, xã Hợp Hòa đã tạo ra các sản phẩm rau an toàn, chất lượng, đem lại hiệu quả kinh tế cao, giúp người dân ổn định đời sống, góp phần bảo vệ môi trường. Đây là kết quả của dự án ADDA (Đan Mạch) với trường Cao đẳng NN&PTNT Bắc Bộ và Chi Cục quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản tỉnh. Cùng với huyện Lương Sơn, dự án đã phối hợp triển khai ban đầu tại xóm Trại Hòa (xã Hợp Hòa) từ năm 2008. Sau đó mô hình được nhân rộng ra các xóm Đầm Đa 1, Đầm Đa 2… Là loại rau "siêu sạch”, rau hữu cơ không sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu bằng hóa chất. Tất cả các loại rau, quả như bầu, bí, mướp đắng, cà chua, mồng tơi, rau ngót, rau dền, rau muống, cà rốt... được tưới nước giếng khoan, bón phân chuồng ủ hoai mục; các loại lá cây và các phụ phẩm nông nghiệp cũng được ngâm ủ để làm phân, vỏ trấu được đốt thành than để bón cho rau. Sâu được bắt thủ công bằng tay, dùng đèn nhử bướm và phun thuốc thảo dược được làm từ ớt cay, gừng, tỏi xay nhuyễn ngâm với rượu. Ngoài ra, người dân còn sử dụng biện pháp thiên địch sinh học bằng cách trồng các loại hoa hướng dương, cúc… nhằm thu hút các loài ong, bọ rùa để diệt trừ sâu hại.


Rau hữu cơ được người dân xóm Trại Hòa, xã Hợp Hòa (Lương Sơn) chăm sóc thủ công, không sử dụng chế phẩm hóa học, thuốc bảo vệ thực vật.

Tuy nhiên, để rau hữu cơ phát triển tốt, cho năng suất cao cần đáp ứng các điều kiện nghiêm ngặt về giống, phân bón và nguồn nước. Toàn bộ nguồn giống rau phải do Trung tâm giống cây trồng của tỉnh cung cấp. Loại phân bón duy nhất được sử dụng là phân chuồng ủ hoai mục từ 3 - 6 tháng. Nguồn nước tưới lấy bởi 2 nguồn chính là nước dẫn từ suối xuống ruộng hoặc nước bơm từ giếng khoan đã được kiểm định chất lượng nước. Người nông dân trải qua khóa tập huấn bồi dưỡng kiến thức. Kết thúc khóa học, chỉ những người được cấp chứng chỉ mới đủ điều kiện tham gia vào mô hình. Bên cạnh đó, các hộ nông dân có đất canh tác phải làm cam kết thực hiện dự án lâu dài. Từ đó, mô hình rau hữu cơ đã được bà con nhân rộng, cho thu nhập cao và ổn định hơn so với các loại cây truyền thống như ngô, sắn... Các thành viên của dự án trồng rau hữu cơ đã kết nối được nhiều doanh nghiệp thu mua rau hữu cơ đưa về thị trường Hà Nội và các tỉnh lân cận.

Bà Bùi Thị Thoa, xóm Trại Hòa, hội viên HTX cho biết: "Tôi tham gia HTX trồng rau hữu cơ từ khi có dự án. Qua thời gian trồng, tôi thấy rau phát triển tốt, cho năng suất cũng khá. Tôi chỉ sử dụng phân hữu cơ để bón cho cây trồng nên chi phí thấp. Hàng ngày, tôi bắt sâu cho rau, trồng hoa để dẫn dụ thiên địch và phun hỗn hợp thuốc thảo dược theo đúng hướng dẫn nên sâu bệnh ít xảy ra. Nhờ không sử dụng phân, thuốc hóa học nên sức khỏe không bị ảnh hưởng khi chăm sóc rau. Trước kia chỉ trông vào cây ngô, sắn nên thu nhập thấp, mỗi tháng từ 600.000 - 1 triệu đồng. Từ khi chuyển sang trồng rau hữu cơ, bình quân mỗi tháng thu nhập 6 triệu đồng, trừ chi phí còn lãi 4 triệu đồng”.

Đồng chí Đinh Công Hoan, Phó Chủ tịch UBND xã Hợp Hòa nhận định: "Mô hình sản xuất rau hữu cơ ở xã là mô hình có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu nông sản an toàn của người tiêu dùng, không chỉ góp phần bảo vệ môi trường, sức khỏe con người mà còn khẳng định hướng đi đúng của nông dân trong việc phát triển nông nghiệp bền vững”.


                                                                                             Hoàng Anh

Các tin khác


Xã Đa Phúc cán đích nông thôn mới

Nhờ phát huy sức mạnh cộng đồng, sử dụng hiệu quả các nguồn lực từ Trung ương và địa phương, cùng với quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, cuối năm 2023, xã Đa Phúc, huyện Yên Thủy được Chủ tịch UBND tỉnh ra Quyết định số 3064/QĐ-UBND, ngày 29/12/2023 công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Từ một xã vùng đặc biệt khó khăn của huyện, Đa Phúc như được khoác lên mình chiếc áo mới, cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng khang trang, đời sống vật chất, tinh thần của người dân nâng lên, diện mạo nông thôn có nhiều đổi mới và khởi sắc.

Giá xăng tăng hơn 400 đồng/lít

Liên bộ Công Thương - Tài chính vừa điều chỉnh giá xăng dầu từ 15h chiều nay 17/4.

Kiểm tra tiến độ xây dựng nông thôn mới tại huyện Kim Bôi

Ngày 17/4, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn huyện Kim Bôi. 

UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và AFD tại Việt Nam

Ngày 17/4, UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và đại diện Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại Việt Nam. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số ban, sở, ngành.

Chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu

Để chủ động phòng chống thiên tai trong mùa mưa bão năm 2024, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, đảm bảo tính thống nhất, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác phòng, tránh và kịp thời ứng phó, xử lý các tình huống khi thiên tai xảy ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục