(HBĐT) - Sau hơn 6 năm triển khai chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, diện mạo nông thôn xã Yên Nghiệp (Lạc Sơn) có nhiều đổi thay đáng kể. Đời sống người dân từng bước được cải thiện. Đến nay, xã đạt 11 tiêu chí NTM, phấn đấu đến năm 2020 cán đích NTM. Tuy nhiên, để hoàn thành lộ trình đúng thời gian vẫn là "bài toán” nan giải đối với xã.


Đường GTNT xã Yên Nghiệp, Lạc Sơn được đầu tư nâng cấp cơ bản đáp ứng nhu cầu đi lại và giao lưu hàng hoá của nhân dân.

Qua trao đổi với đồng chí Bùi Văn ích, Phó Chủ tịch UBND xã Yên Nghiệp chúng tôi được biết, lộ trình xây dựng NTM của xã đang trong quá trình "leo dốc” với quá nhiều "chướng ngại vật” khó vượt qua. Hiện xã còn 8 tiêu chí chưa đạt gồm: tiêu chí số 2 về giao thông, tiêu chí số 6 về cơ sở vật chất văn hoá, tiêu chí số 7 về chợ nông thôn, tiêu chí số 11 về tỷ lệ hộ nghèo, tiêu chí số 13 về hình thức tổ chức sản xuất, tiêu chí số 15 về y tế, tiêu chí số 17 về môi trường và tiêu chí số 19 về an ninh trật tự. Đây là những tiêu chí khó đòi hỏi nguồn lực đầu tư lớn trong khi sự đầu tư của Nhà nước hạn chế, đời sống của người dân còn khó khăn nên đóng góp không nhiều. Các tiêu chí về xây dựng cơ sở hạ tầng nếu không có sự hỗ trợ nguồn lực của Nhà nước rất khó có thể đạt được. Năm 2017, xã có kế hoạch hoàn thành tiêu chí số 2, số 7 và số 19.

Đối với tiêu chí số 7, xã đã có quy hoạch chợ tại xóm Mạc với diện tích 1,2 ha trên nền đất nông nghiệp của 20 hộ. Tuy nhiên, khó khăn là qua tính toán kinh phí cho giải phóng mặt bằng và xây dựng chợ khoảng 8 tỷ đồng. Do chưa có kinh phí nên tiêu chí này vẫn đang vướng.

Bên cạnh đó, tiêu chí số 6 cũng rất nan giải. Hiện mới có 5/14 xóm có nhà văn hoá. Xã đã có quy hoạch xây dựng nhà văn hoá trung tâm xã và sân vận động nhưng chưa có kinh phí để thực hiện. Đối với tiêu chí 15, hiện tỷ lệ người dân tham gia các hình thức BHYT đạt trên 90% nhưng trạm y tế xã đã xuống cấp cần được đầu tư xây mới đạt chuẩn theo quy định.

Về tiêu chí 17, xã chưa có điểm thu gom rác, người dân các xóm chủ yếu tự xử lý bằng hình thức chôn lấp hoặc đốt tại vườn. Không chỉ loay hoay với "bài toàn khó” về cơ sở hạ tầng, tiêu chí hộ nghèo và ANTT cũng là những "nút thắt” khó gỡ đối với chính quyền xã Yên Nghiệp. Là xã thuần nông, sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, chưa được đầu tư phát triển đồng bộ. Thêm vào đó, các lĩnh vực CN - TTCN, dịch vụ chậm phát triển, công tác đào tạo nghề cho lực lượng lao động nông thôn còn nhiều hạn chế. Để tăng mức thu nhập, thời gian qua, chính quyền xã đã thực hiện nhiều giải pháp phát triển kinh tế như đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi; khuyến khích phát triển các mô hình kinh tế vườn đồi; mở rộng diện tích trồng các loại cây có giá trị, đặc biệt là cây mía được coi là cây chủ lực trong xoá đói - giảm nghèo. Thực tế cho thấy, những giải pháp đó giúp người dân có thêm nguồn thu nhập ổn định để cải thiện cuộc sống. Với nền kinh tế thuần nông, để đạt mức thu nhập 24,5 triệu đồng/người/năm như hiện tại đã là nỗ lực vượt bậc của xã. Đối với tiêu chí hộ nghèo, bằng nhiều giải pháp tích cực phát triển sản xuất, nâng cao mức sống cho người dân, đến hết năm 2016, Yên Nghiệp đã giảm được tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 23,09%. Xã đặt mục tiêu mỗi năm phấn đấu giảm 3-4% hộ nghèo.

 

Đồng chí Bùi Văn Ích, Phó Chủ tịch UBND xã Yên Nghiệp cho biết thêm: "Nhiều thách thức không có nghĩa là không cố gắng, thời gian tới, chính quyền xã sẽ quyết liệt triển khai nhiều giải pháp nhằm giúp hộ nghèo phát triển kinh tế, hướng tới thoát nghèo bền vững, trọng tâm là đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và nhân rộng các mô hình sản xuất cho thu nhập cao. Bên cạnh đó, xã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm và phát huy vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng NTM; tranh thủ nguồn vốn huy động từ nhân dân kết hợp với nguồn ngân sách của địa phương và sự hỗ trợ của tỉnh, của huyện để xây dựng các hạng mục công trình hạ tầng nông thôn theo phương châm "dễ làm trước, khó làm sau; vừa làm vừa rút kinh nghiệm”, phấn đấu hết năm 2017 đạt thêm 3 tiêu chí là giao thông, chợ nông thôn và ANTT”.


 

                                                                            Hải Linh


Các tin khác


Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản hàng năm đạt khoảng 850 tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản, gồm 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và 6 hộ kinh doanh.

Bảo vệ thuỷ sản mùa nắng nóng, mưa lũ

Nắng nóng, mưa lũ làm cho các yếu tố môi trường thay đổi dễ gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi trồng. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động các giải pháp để bảo vệ cá nuôi, hạn chế thiệt hại.

Giá vàng sáng 22/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng 22/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty kinh doanh vàng như sau:

500 đoàn viên, người lao động tham dự hội chợ việc làm huyện Đà Bắc

Trung tâm Lao động ngoài nước, Bộ LĐ-TB&XH phối hợp Sở LĐ-TB&XH tỉnh Hoà Bình, UBND huyện Đà Bắc vừa tổ chức hội chợ việc làm. 500 đoàn viên thanh viên, người lao động đến từ các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã tham dự.

Giá vàng sáng 21/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng ngày 21/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty vàng như sau:

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục