(HBĐT) - Hồ Hòa Bình có chiều dài 70 km, trải rộng trên địa bàn 17 xã thuộc 5 huyện, thành phố, tổng diện tích 2.249 km2. Trong khu vực lòng hồ có 47 đảo lớn nhỏ, trong đó có 11 đảo đá vôi với diện tích 116 ha và 36 đảo núi đất diện tích gần 160 ha. Lòng hồ có nhiều đảo nhỏ kỳ vĩ, rất đỗi thơ mộng như nhiều người vẫn ví là Hạ Long trên núi của Hòa Bình.

Hồ Hòa Bình là sự thuần khiết, sự kết hợp hoàn mỹ của thiên nhiên mây nước, hoang sơ mà say đắm. Hồ mênh mang, phong cảnh sơn thuỷ hữu tình, thơ mộng là không gian thiên nhiên hoang sơ, bất tận đem lại cảm giác đầy thi vị cho mỗi ai một lần được thưởng ngoạn, khám phá. Hồ xanh mướt và bình yên. Lòng hồ mênh mang. Cảnh sắc thật nên thơ, kỳ ảo. Thời gian nào của năm, hồ Hòa Bình cũng cuốn hút, giữ chân lữ khách. Mùa xuân sương mù giăng nhẹ, phủ màu bàng bạc như huyền thoại, không gian lất phất mưa bay, núi rừng mờ ảo. Hạ sang, nước hồ xanh mướt, mây trắng tinh khôi vờn trên nền trời xanh trong vắt. Thu về nắng nhẹ, hoàng hôn tím sẫm núi rừng. Tới đông, nước phẳng lặng bình yên đến khôn tả.


                           Chiều buông trên xóm Suối Lốn, xã Tân Dân (Mai Châu).

Hồ Hòa Bình là một bức tranh thủy mặc làm say đắm bất cứ ai muốn đến thưởng ngoạn thiên nhiên mây nước như chốn bồng lai, tiên cảnh mơ mơ thực thực. Núi đá tiếp núi đá hùng vĩ, rừng thăm thẳm hoang sơ.

Các đảo, lớn nhỏ trong lòng hồ từ lâu đã là nơi khám phá cho du khách thập phương. Nếu có thể thăm và cảm nhận cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, có thể đến bất cử điểm nào trên khu vực lòng hồ. Hồ Hoa, động Hoa Tiên, xã Ngòi Hoa, Tân Lạc là một quần thể đẹp mê hồn. Hồ Hoa rộng khoảng 1.000 ha, bốn mùa nước trong xanh, hai bên là những đồi núi trùng điệp, xanh thẳm, trong hồ có nhiều đảo đá, đất xen lẫn rừng cây. Khu vực này có những bản làng người Mường còn lưu giữ được những nét văn hóa đặc sắc từ nếp ăn, nếp ở, sinh hoạt, các phong tục với nhiều lễ hội truyền thống và các phiên chợ nhiều sản vật vùng cao. Động Hoa Tiên - sản phẩm thiên nhiên ban tặng có không gian thoáng và rộng, có những nhũ tích tụ hàng triệu năm tạo thành thạch nhũ muôn hình vạn trạng kỳ lạ và bí ẩn tựa như một giàn đàn đá, chiêng Mường tuyệt mỹ thách thót, trầm hùng mê hoặc lòng người. Động đã được Bộ Văn hóa xếp hạng là địa điểm cho những người ham mê thiên nhiên và thích khám phá. Đảo Ngọc có 4 mỏm nhỏ ở vị trí đắc địa trên hồ là nơi có những vịnh nhỏ từ lâu là không gian vui chơi, giải trí của du khách. Đảo Dừa bình yên, mộng mơ, cây cối hòa cùng làn nước hồ trong xanh. Đảo Robinson rộng hàng trăm ha có núi non kỳ vĩ, có rừng nguyên sinh với những dải đất thoai thoải uốn lượn tiếp giáp như lạc vào cổ tích.

Bên cạnh cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, quần tụ trên khu vực hồ là nền văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc Mường, Tày, Dao, Thái, là những khu vực có hàm lượng văn hóa cao, nhất là văn hóa Mường. Các nhà nghiên cứu coi người Mường là người Việt Cổ - nền văn hóa của các lễ hội đặc sắc, phong phú trong tập quán sinh hoạt truyền thống từ nếp ăn, nếp ở, sinh hoạt, trong lao động, sản xuất, là cơ hội lớn để phát triển các loại hình du lịch khám phá, nghỉ dưỡng, du lịch cộng đồng. Đến thăm các xóm, bản, được hòa mình cùng không gian, nhịp sống của những người dân bản địa, thưởng thức phong cảnh thiên nhiên, những món ăn truyền thống, sản vật vùng cao như cá hun khói, rau rừng, đồ chấm lòng cá, thịt lợn nướng, trâu rừng, cá lòng hồ hun khói, măng chua, rượu cần, rượu hoẵng, được tham gia cấy, trồng, chăn nuôi, nấu cơm lam, đánh bắt cá, vui văn nghệ, múa sạp, múa xòe, đi xe đạp quanh xóm bản, bơi bè, mảng, tắm suối sẽ mang lại cảm giác thú vị trong tình người chân thật dễ gần. Hồ Hòa Bình có những chốn tâm linh nổi tiếng như: đền Bờ, đền Cô, đền Cậu, bia Vua Lê... có giá trị văn hóa - tâm linh sâu sắc đã trở thành điểm đến hành hương cho du khách xa gần.


                                                                                            Lê Chung

Các tin khác


Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục