(HBĐT) - Những năm qua, NHCSXH tỉnh đã bám sát chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, chương trình phát triển KT - XH của địa phương để triển khai có hiệu quả các chương trình tín dụng ưu đãi, giúp nhiều hộ nghèo và các đối tượng chính sách có cơ hội vươn lên thoát nghèo bền vững.
Từ
vốn vay ưu đãi của NHCSXH, hộ anh Nguyễn Văn Toàn, xóm Suối Sỏi, xã Tân Thành (Lương Sơn) đầu tư
chăn nuôi và trồng cây có múi, nhờ đó đã thoát nghèo.
Không chỉ giúp hộ nghèo và đối tượng chính sách, nguồn vốn ưu đãi của NHCSXH
còn đồng hành cùng thanh niên trên con đường lập thân, lập nghiệp, giúp hàng
nghìn thanh niên có cơ hội vượt khó, vươn lên và làm giàu chính đáng.
Là 1 trong 4 đơn vị thực hiện ủy thác vốn vay ưu
đãi từ NHCSXH, đến nay, tổng dư nợ nhận ủy thác qua tổ chức Đoàn Thanh niên
trong tỉnh đạt trên 612 tỷ đồng với 24.426 hộ được vay vốn ở 665 tổ TK&VV;
tỷ lệ nợ quá hạn chiếm 0,1% tổng dư nợ. Trong quá trình nhận ủy thác cho vay,
tổ chức Đoàn các cấp đã thực hiện nghiêm túc các nội dung công việc được NHCSXH
ủy thác. Nguồn vốn nhận ủy thác được quản lý tốt, bình xét cho vay đúng đối
tượng, thành viên sử dụng vốn vay đúng mục đích, hiệu quả.
Bí thư Tỉnh Đoàn Quách Thế Ngọc cho biết: "Tín
dụng chính sách đã có nhiều đóng góp tích cực cho phong trào thanh niên ở các
địa phương, tạo sự gắn kết giữa thanh niên với tổ chức Đoàn. Trong quá trình
thực hiện ủy thác vốn vay của NHCSXH, cán bộ Đoàn nắm bắt được tâm tư, nguyện
vọng của thanh niên. Thanh niên có nhu cầu vay vốn được cán bộ Đoàn phối hợp
cùng cán bộ ngân hàng tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ. Nhờ vậy đã thu hút thanh niên
gắn kết với cơ sở Đoàn, qua đó đưa công tác Đoàn và phong trào thanh niên ngày
càng đi vào thực chất...”.
Đoàn thanh niên các cấp đã chủ động phối hợp
với Sở NN&PTNT, Sở LĐ-TB&XH,
các tổ chức kinh tế, các nhà khoa học, đặc biệt là đội ngũ cán bộ khuyến nông,
khuyến ngư, khuyến lâm tổ chức hàng trăm buổi tập huấn, hướng dẫn, chuyển giao
tiến bộ KHKT cho các hộ vay vốn. Ngoài ra, các cấp bộ Đoàn còn xây dựng mô hình
phát triển kinh tế có hiệu quả để tổ chức cho thanh niên thăm quan, trao đổi
kinh nghiệm. Từ đó đã tạo ra sự lan tỏa, khuyến khích hộ nghèo chuyển đổi cơ
cấu cây trồng, vật nuôi, mùa vụ, từng bước làm quen với sản xuất hàng hóa, sử
dụng vốn đúng mục đích, nhiều hộ đạt mức thu nhập cao đã thoát nghèo, từng bước
vươn lên làm giàu.
Tiêu biểu như hộ anh Bùi Văn Đạt, xóm Khả, xã Bắc Sơn (Kim Bôi) từ một thanh
niên nghèo, năm 2015 được vay 12 triệu đồng từ chương trình NS&VSMT và 50
triệu đồng từ vốn vay 120 kênh Trung ương Đoàn, anh đã đầu tư trồng nấm, mộc
nhĩ và làm công trình nước sạch cho gia đình. Sau 2 năm vay vốn, đến nay, gia
đình đã có thu nhập ổn định và tạo việc làm cho nhiều ĐV-TN trong xã.
Hộ anh Chu Văn Tình, xóm Ao Trạch, xã Dân Hòa (Kỳ
Sơn) năm 2012 được xét vay 50 triệu đồng để nuôi lợn nái và trồng bưởi, qua 3
năm, gia đình trả vốn, lãi đúng hạn. Đến
nay, gia đình đã khá giả, tạo việc làm cho nhiều lao động trong xã, trong đó có
thanh niên, mức lương từ 2,5-3 triệu đồng/tháng...
Có thể nói, nguồn vốn vay ưu đãi của NHCSXH ủy
thác qua tổ chức Đoàn đã góp phần giúp thanh niên có điều kiện phát triển kinh
tế, giảm nghèo bền vững và thực hiện có hiệu quả vấn đề giải quyết việc làm cho
thanh niên nông thôn. Tuy nhiên, cũng còn nhiều thanh niên gặp khó khăn trong
việc tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi. Bởi các nguồn vốn ủy thác từ NHCSXH chủ yếu
dành cho hộ nghèo, cận nghèo, còn hỗ trợ riêng cho thanh niên rất hạn chế. Hơn
nữa, thông qua kênh vay vốn thanh niên, mỗi người chỉ được vay tối đa 20 - 30
triệu đồng. Muốn vay từ 50 triệu đồng trở lên, thanh niên phải có giấy phép
kinh doanh, có tài sản bảo đảm thế chấp, chứng minh được tính khả quan từ mô
hình kinh tế của mình... Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến việc thành lập các mô
hình, mở rộng quy mô, hạn chế hiệu quả trong SX-KD từ các mô hình của ĐV-TN...
Đinh Thắng
Kết quả khảo sát vừa được Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) công bố cho thấy các doanh nghiệp đang phải trải qua một giai đoạn đặc biệt khó khăn. Hàng loạt kiến nghị, đề xuất mang tính cấp bách từ cộng đồng doanh nghiệp cũng đã được đề xuất, hướng đến tháo gỡ các nút thắt ngay trước mắt nhằm củng cố niềm tin và gia tăng nội lực để doanh nghiệp vượt qua giai đoạn nhiều thách thức hiện nay.
(HBĐT) - Theo đánh giá của ngành Công Thương, trong 3 năm qua, thương mại nội tỉnh giữ vững đà tăng trưởng ổn định. Tốc độ tăng của tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và dịch vụ xã hội trong giai đoạn 2021 - 2023 đạt khoảng 17,96%.
(HBĐT) - Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), huyện Đà Bắc đã và đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền, từng bước khai thác tiềm năng, lợi thế để xây dựng sản phẩm OCOP, góp phần nâng cao giá trị các nông sản đặc trưng.
(HBĐT) - Thời gian qua, dư luận xã hội xuất hiện thông tin dự án khu đô thị (KĐT) Mường Khến Heritage tại thị trấn Mãn Đức (Tân Lạc) do Công ty TNHH KĐT Mường Khến làm chủ đầu tư (CĐT); đơn vị phát triển dự án là Công ty CP đầu tư năng lượng xây dựng thương mại Hoàng Sơn (Công ty Hoàng Sơn) có dấu hiệu không trung thực (lừa dối), khi giới thiệu dự án ghi đất sử dụng lâu dài, nhưng trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) là đất có thời hạn sử dụng 50 năm...
(HBĐT) - Tối 28/5, Hội Doanh nghiệp trẻ (HDNT) tỉnh tổ chức Gala kỷ niệm 20 năm thành lập Hội (2003 - 2023). Tham dự về phía T.Ư có các đồng chí: Hoàng Bình Quân, nguyên Ủy viên BCH T.Ư Đảng, nguyên Trưởng Ban Đối ngoại T.Ư, Chủ tịch danh dự Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam; Đặng Hồng Anh, Phó Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam, Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam và các đồng chí Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam.
Lãi suất điều hành vừa được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định giảm thêm 0,5 điểm phần trăm, tạo cơ sở giảm tiếp lãi vay. Mặc dù lãi suất cho vay đang có động thái giảm, nhưng thực tế vẫn ở mức cao.