Hàng chục tấn cá lăng, cá diêu hồng cho giá trị cao của hai hộ nông dân ở xã Hồng Phong (huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình) đồng loạt chết trắng bụng trong những ngày qua do ảnh hưởng của việc xả lũ của Nhà máy thủy điện Hòa Bình.


Sáng 17-10, chúng tôi có mặt trên những lồng bè nuôi cá lăng, cá diêu hồng được nuôi thả ở lưu vực sông Hồng thuộc xã Hồng Phong (huyện Vũ Thư). Không khí ảm đạm, buồn bã hiện trên khuôn mặt nứt nẻ vì gió sương của những người nông dân quanh năm quần quật mưu sinh.

Ông Phạm Văn Thư, chủ lồng bè nuôi cá cho biết, ông cùng người cháu là Phạm Văn Chiến ở cùng thôn Tương Đông, xã Hồng Phong (huyện Vũ Thư) bán đất đai, vay ngân hàng để phát triển nghề nuôi cá lồng trên sông Hồng từ năm 2015 sau khi đã nghiên cứu, học tập kinh nghiệm ở nhiều nơi. Những vụ đầu thu hoạch cho hiệu quả kinh tế trông thấy, họ đã mạnh dạn vay khoảng một tỷ đồng từ Ngân hàng NN-PTNT và Quỹ tín dụng nhân dân xã để mở rộng sản xuất.


Cá lăng, cá diêu hồng chết trắng trong những bè nuôi trên sông Hồng thuộc xã Hồng Phong (Vũ Thư, Thái Bình).

Thế nhưng trong những ngày qua, điều không may ập đến khi Thủy điện Hòa Bình buộc phải xả lũ với lưu lượng lớn xuống hạ lưu đã làm toàn bộ lồng bè nuôi cá giá trị cao chết hàng loạt. Cá diêu hồng mới được thả nuôi từ tháng tư vừa qua với số lượng 65 nghìn con, hiện đã chết sạch. Xót xa nhất, khoảng 3.000 con cá lăng thương phẩm được thả nuôi từ đầu năm 2016 chuẩn bị bán cho thương lái (có trọng lượng từ 4 - 5kg/con), giờ mất trắng do sặc nước chết.

Tổng số cá trong 13 lồng bè bị chết lên tới 78,5 tấn, trong đó có 65 tấn cá diêu hồng, còn lại là cá lăng. Với thời giá hiện tại, xuất tại lồng bè là 50 nghìn đồng/kg cá diêu hồng và 70 nghìn đồng/kg cá lăng thì số tiền thiệt hại của hai hộ dân xã Hồng Phong phải gánh chịu là rất lớn.

Ông Lưu Thế Lực, Chủ tịch UBND xã Hồng Phong cho biết: "Với 7km sông Hồng chảy qua địa bàn, tỉnh Thái Bình đã quy hoạch 2km cho địa phương phát triển nghề nuôi cá lồng trên sông. Những năm qua, hộ ông Thư, ông Chiến đi tiên phong trong đầu tư lồng bè, làm ăn bước đầu có hiệu quả. Giờ đây, khi lũ về đã xóa sổ mô hình phát triển kinh tế mới này. Chúng tôi là lãnh đạo địa phương cũng chỉ biết động viên, chia sẻ khó khăn với họ, chứ xã cũng không có nguồn lực để hỗ trợ cho người dân”.

Trao đổi với phóng viên, ông Thư, ông Chiến thông tin, hiện đã làm đơn gửi ngân hàng và quỹ tín dụng địa phương xin được khoanh nợ và giảm lãi suất tiền vay. Và để phục hồi sản xuất, các hộ dân đang trông chờ UBND tỉnh Thái Bình có cơ chế, chính sách hỗ trợ thiệt hại cho người sản xuất khi gặp thiên tai, từ đó có động lực để hồi sinh nghề nuôi cá lồng trên sông.


Theo Nhandan

Các tin khác


Xã Đa Phúc cán đích nông thôn mới

Nhờ phát huy sức mạnh cộng đồng, sử dụng hiệu quả các nguồn lực từ Trung ương và địa phương, cùng với quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, cuối năm 2023, xã Đa Phúc, huyện Yên Thủy được Chủ tịch UBND tỉnh ra Quyết định số 3064/QĐ-UBND, ngày 29/12/2023 công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Từ một xã vùng đặc biệt khó khăn của huyện, Đa Phúc như được khoác lên mình chiếc áo mới, cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng khang trang, đời sống vật chất, tinh thần của người dân nâng lên, diện mạo nông thôn có nhiều đổi mới và khởi sắc.

Giá xăng tăng hơn 400 đồng/lít

Liên bộ Công Thương - Tài chính vừa điều chỉnh giá xăng dầu từ 15h chiều nay 17/4.

Kiểm tra tiến độ xây dựng nông thôn mới tại huyện Kim Bôi

Ngày 17/4, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn huyện Kim Bôi. 

UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và AFD tại Việt Nam

Ngày 17/4, UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và đại diện Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại Việt Nam. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số ban, sở, ngành.

Chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu

Để chủ động phòng chống thiên tai trong mùa mưa bão năm 2024, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, đảm bảo tính thống nhất, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác phòng, tránh và kịp thời ứng phó, xử lý các tình huống khi thiên tai xảy ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục