(HBĐT) - Tại buổi gặp mặt doanh nghiệp xuân Mậu Tuất 2018, đưa ra cách tiếp cận mới, đánh giá thực trạng, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp cũng như những vấn đề đặt ra cho cải cách môi trường kinh doanh, đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UV BCH T.ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy đề nghị: Các cấp, các ngành cần nâng cao ý thức trách nhiệm, chia sẻ, đồng hành, gắn bó, chăm lo, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển lâu dài, tập trung cho sản xuất bền vững, không để đánh mất nguồn lực, cơ hội phát triển của tỉnh.


Nhân dịp gặp mặt doanh nghiệp, hợp tác xã xuân Mậu Tuất 2018, Bí thư Tỉnh ủy Bùi Văn Tỉnh cho rằng: Năm 2017, trong bối cảnh nhiều khó khăn, nhưng là năm tỉnh hoàn thành tốt các chỉ tiêu, kế hoạch đề ra. Tăng trưởng kinh tế đạt 9,46%. Kết quả đó có vai trò, đóng góp quan trọng của cộng đồng doanh nghiệp. Cơ sở sản xuất mới bước đầu được mở rộng dù chưa nhiều. Số doanh nghiệp, HTX thành lập mới tăng khá cao. Đây phải chăng là hiệu quả từ Chính phủ ban hành cơ chế khởi nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo, môi trường đầu tư kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển đang được khởi động ở tỉnh? Thế nhưng thực tế môi trường đầu tư còn vẫn còn khó khăn, chất lượng công vụ chưa được cải thiện nhiều. Vẫn còn có nơi nào đó gây khó khăn cho doanh nghiệp. Thực tế đó, chúng tôi cảm thấy có lỗi đối với doanh nghiệp. Tại sao một dự án bất động sản mất tới 2 năm trời, giấy tờ, thủ tục nhiều lắm. Một dự án sân gofl cũng vậy, mãi chưa đền bù xong giải phóng mặt bằng… Như vậy sẽ làm mất cơ hội đầu tư của doanh nghiệp. Trung tâm Hành chính công của tỉnh mới là bước đầu, còn sơ khai, chỉ là nơi chuyển công văn, giấy tờ, chưa đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp và nhà đầu tư. Tỷ lệ người dân/doanh nghiệp của Hòa Bình còn rất thấp. Thế giới 20 người dân có 1 doanh nghiệp. Các nước Asean 100 người dân/doanh nghiệp. Việt Nam 200 người/1 doanh nghiệp rất xa. Tỷ lệ doanh nghiệp trên dân số của tỉnh còn rất thấp. Bên cạnh đó, chất lượng, hiệu quả hoạt động doanh nghiệp của ta chủ yếu là nhỏ và siêu nhỏ. Nói nôm na là rất nhỏ. Doanh nghiệp vừa và nhỏ của tỉnh chiếm 98%. Doanh nghiệp có 15 người chiếm tới 86% số doanh nghiệp của tỉnh. Toàn tỉnh có hơn 36000 hộ kinh doanh cá thể, nhiều hộ kinh doanh cá thể quy mô lớn như khách sạn Đồng Lợi- chỉ là hộ kinh doanh, nhưng tại sao họ không muốn thành lập doanh nghiệp. Như vậy, sức hấp dẫn của doanh nghiệp không bằng hộ kinh doanh cá thể?


Các doanh nghiệp nước ngoài đang đóng góp tích cực cho doanh thu, giá trị xuất khẩu, ngân sách Nhà nước, giải quyết việc làm cho tỉnh. ảnh: Công ty Transon - Hàn Quốc tại KCN Lương Sơn giải quyết việc làm cho 1.200 lao động.

Đây phải chăng do tỉnh chưa tạo ra cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp. Đây có phải vấn đề chế độ kế toán, chế độ kiểm soát doanh nghiệp, hóa đơn…đã làm cho doanh nghiệp không chịu lớn? Nếu tính cả chi nhánh và chi nhánh, văn phòng đại diện và cả các HTX, cả tỉnh có 3.641 doanh nghiệp, nhưng cơ quan thuế chỉ đăng ký và quản lý thuế trên 2.257 doanh nghiệp.

Đặt vấn đề hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, Bí thư Tỉnh ủy ghi nhận đóng góp của doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài. Đồng chí cho rằng: Số doanh nghiệp nước ngoài chiếm chưa đầy 1% tổng số doanh nghiệp nhưng lại có doanh thu đóng góp tới 37% doanh thu toàn tỉnh và lợi nhuận tương đương, giải quyết việc làm cho hơn chục nghìn lao động, đóng góp chủ yếu cho giá trị xuất khẩu, tích cực cho ngân sách. Doanh nghiệp nước ngoài chỉ nợ thuế chỉ có 1,5 tỷ đồng. Đây là vấn đề đặt ra. Hiệu quả của doanh nghiệp Nhà nước và dân doanh còn thấp. Doanh nghiệp dân doanh hoạt động hiệu quả chỉ chiếm 27%. Doanh thu, lợi nhuận chưa nhiều trong khi nợ thuế chiếm tỷ trọng rất lớn. Năm 2017, doanh nghiệp dân doanh và HTX nộp 768 tỷ đồng, nhưng nợ thuế tới hàng trăm tỷ đồng (nợ thuế 246 tỷ).

Đánh giá thực trạng và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trên địa bàn, Bí thư Tỉnh ủy phân tích: Các doanh nghiệp khó khăn, tạm ngừng bỏ địa chỉ chờ giải thể chiếm xấp xỉ 1/3 tổng số doanh nghiệp. Đối với HTX năm 2017, thành lập mới 113 HTX, toàn tỉnh có 358 HTX, trong đó đang chờ giải thể 145 HTX…

Bí thư Tỉnh ủy dẫn chứng cho rằng các doanh nghiệp trong tỉnh chưa có bước đi hiệu quả trong cách nhìn nhận, tư duy, kỹ năng để phát triển các sản phẩm đặc thù có lợi thế, chưa có sản phẩm xuất khẩu. Doanh nghiệp xuất khẩu là của tỉnh ngoài vào đầu tư. Trong 34 dự án đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp chưa thấy bóng dáng của doanh nghiệp trong tỉnh. Mô hình liên kết trồng ớt xuất khẩu ở các địa phương, hay một số sản phẩm nông nghiệp khác là doanh nghiệp ngoài tỉnh đầu tư. Các xã vùng cao Tân Lạc sản xuất hàng nghìn tấn su su nhưng lại mang thương hiệu sản phẩm ngoài tỉnh.

Tiếp tục phân tích chất lượng điều hành, tư duy, hướng đi, cách thức tổ chức quản lý doanh nghiệp, nêu lên những vấn đề khai thác lợi thế trong sản phẩm nông nghiệp, Bí thư Tỉnh ủy lưu ý: Nếu chúng ta không có cách làm hiệu quả , không đồng hành với nông dân, hỗ trợ doanh nghiệp, tổ chức sản phẩm, truy xuất nguồn gốc, sản xuất theo chuỗi giá trị thì cam Cao Phong có nguy cơ khó giữ thương hiệu…

Đánh giá cao vai trò của doanh nghiệp trong phát triển KT-XH, để thực hiện mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 cả tỉnh có 5.000 doanh nghiệp, Bí thư Tỉnh ủy đề nghị: Các cấp, các ngành và địa phương cần phải chăm lo lâu dài, thiết thực hỗ trợ cho doanh nghiệp, không để đánh mất nguồn lực phát triển kinh tế của tỉnh. Nếu là người có trách nhiệm thì phải đồng hành, chia sẻ, hỗ trợ doanh nghiệp.

Bí thư Tỉnh ủy chỉ đạo các cấp, ngành và địa phương cần tham mưu nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách của địa phương để hỗ trợ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển. Trong đó thiết lập đường dây nóng của tỉnh ghi nhận và giải quyết những kiến nghị bức xúc chính đáng của doanh nghiệp. Đồng thời tăng cường đối thoại, giải quyết vướng mắc của doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi tốt nhất cho các doanh nghiệp, HTX, nhà đầu tư triển khai các dự án sản xuất, kinh doanh đạt hiệu quả. Quan tâm đến đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý, quản trị cho doanh nghiệp. Tại sao cũng môi trường đầu tư, cơ chế, chính sách, cũng bình đẳng như vậy, các doanh nghiệp nước ngoài lại hoạt động hiệu quả, giải quyết nhiều lao động, nộp thuế tốt, chưa thấy ai phá sản. Trong khi đó các doanh nghiệp, nhất là dân doanh phát triển rất chậm và hiệu quả kém, tỷ lệ doanh nghiệp khó khăn, dừng sản xuất, nguy cơ phá sản khá lớn.

Bí thư Tỉnh ủy đề nghị: Các doanh nghiệp, HTX chủ động rà soát, tái cơ cấu lại bộ máy quản lý, tái cơ cấu vốn đầu tư, quản lý tốt các khâu sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm, chú trọng đầu tư vào các lĩnh vực có dư địa phát triển như nông nghiệp chất lượng cao, du lịch, thương mại, dịch vụ. Các cấp, ngành, địa phương nỗ lực cải thiện mạnh mẽ và thực chất môi trường đầu tư kinh doanh, năng lực cạnh tranh của tỉnh; cải thiện chỉ số cải cách hành chính, nâng cao chất lượng của cán bộ, công chức, hiện đại và chuyên nghiệp hóa Trung tâm Hành chính công... "Nếu không chăm lo lâu dài, đồng hành, chia sẻ, gắn bó, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sẳn xuất bền vững, tỉnh sẽ đánh mất nguồn lực, cơ hội phát triển nhanh và bền vững” - Bí thư Tỉnh ủy Bùi Văn Tỉnh nhắc lại.


L.C

Các tin khác


Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản hàng năm đạt khoảng 850 tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản, gồm 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và 6 hộ kinh doanh.

Bảo vệ thuỷ sản mùa nắng nóng, mưa lũ

Nắng nóng, mưa lũ làm cho các yếu tố môi trường thay đổi dễ gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi trồng. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động các giải pháp để bảo vệ cá nuôi, hạn chế thiệt hại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục