(HBĐT) - Dự án trồng cây sachi tại huyện Kỳ Sơn được triển khai tại 4 xã: Hợp Thành, Yên Quang, Mông Hóa, Phúc Tiến với tổng diện tích 5 ha. Đây là loại cây lần đầu tiên được huyện đưa vào trồng. Dù mới thử nghiệm nhưng cây sachi được bà con đánh giá phù hợp với khí hậu, đất đai vùng đồi núi nên cây sinh trưởng, phát triển tốt và đang cho thu hoạch.


Ông Nguyễn Tiến Mừng, xóm Bãi Nai, xã Mông Hóa (Kỳ Sơn) đầu tư trồng cây sachi bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao.

 

Ông Nguyễn Tiến Mừng, xóm Bãi Nai, xã Mông Hóa là một trong những người tiên phong trồng sachi cho biết: Từ khu đất trồng mía hàng năm không hiệu quả, tôi đã mạnh dạn chuyển đổi, tham gia mô hình và được Công ty cổ phần Inchi hỗ trợ đầu tư trồng 200 cây sachi trên diện tích 1.000 m2. Trước khi trồng, gia đình tôi và 3 hộ khác được công ty hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh…

Nhờ nắm được kỹ thuật và đưa vào trồng từ tháng 4/2017, sau 6 - 8 tháng, cây đã ra hoa, đậu quả. Đến thời điểm này, gia đình ông Mừng đã thu được 70 kg quả khô với giá công ty thu mua 30.000 đồng/kg quả khô và 50.000 đồng/kg hạt được tách từ quả. Ngoài ra, ông thu được 30 kg lá cây sachi bán cho công ty với giá 10.000 đồng/kg lá tươi và 35.000/kg lá khô. Bên cạnh trồng sachi, ông Mừng trồng xen nghệ đỏ theo đúng dự án. Thời điểm này các hộ cũng đang thu hoạch củ nghệ.

Gia đình cô Nguyễn Thị Hương, xóm Bãi Nai tham gia trồng 500 m2, cây sachi dễ trồng, dễ chăm sóc và chưa có hiện tượng sâu bệnh. Đến giờ gia đình cô thu được 20 kg quả khô. Sản phẩm làm ra được công ty bao tiêu. Đây là cây trồng một lần, cho thu từ 15 - 20 năm, sản lượng sẽ tăng theo các năm. Cây sachi trong tương lai kỳ vọng là cây xóa đói, giảm nghèo của nhiều hộ nông dân.

Sachi được coi là loại cây đa công dụng. Các bộ phận của cây từ hạt, thân, lá, rễ đều được sử dụng để chế biến thực phẩm, mỹ phẩm và dược phẩm. Nhờ những dưỡng chất có giá trị dinh dưỡng cao nên 2 năm trở lại đây, cây sachi được nhân rộng ra các huyện: Lương Sơn, Đà Bắc, Kim Bôi, Tân Lạc và TP Hòa Bình. Đến nay, vùng nguyên liệu của công ty phát triển được 100 ha, trong đó 50 ha đang cho thu hoạch.

Chị Phạm Huyền Liễu, Trạm trưởng Trạm khuyến nông - khuyến lâm huyện Kỳ Sơn đánh giá: Sachi là cây trồng rất có tiềm năng. Dự án chuỗi sản xuất, tiêu thụ sachi xen nghệ đỏ năm thứ nhất cho các hộ thu nhập trên 70 triệu đồng/ha/năm. Năm thứ hai thu trên 200 triệu đồng/ha/năm. So sánh với các cây trồng phổ biến tại địa phương như: lúa, ngô, mía… thì trồng sachi xen nghệ đỏ tăng 2 - 7 lần năm thứ nhất, năm thứ 2 trở đi tăng 8 - 20 lần. Việc phát triển trồng cây sachi góp phần không nhỏ tạo ra sản phẩm cây trồng chủ lực, tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn. Thành công bước đầu của cây sachi mở ra hướng đi mới cho ngành nông nghiệp huyện Kỳ Sơn, đó là liên kết sản xuất theo chuỗi an toàn.

 

Đình Thủy

(Trung tâm Khuyến nông tỉnh) 


 

Các tin khác


Tháo gỡ vướng mắc đường liên kết vùng

Dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu) là dự án giao thông trọng điểm của tỉnh, khi hoàn thành mở ra cơ hội rất lớn kết nối thông thương, khai thác tiềm năng, lợi thế, phát triển đô thị, dịch vụ. Với ý nghĩa quan trọng đó, Tỉnh ủy, UBND tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng, địa phương tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về giải phóng mặt bằng (GPMB), chuyển đổi đất rừng, đất lúa, đẩy nhanh tiến độ triển khai.

Hiệu quả từ tuyên truyền sử dụng tiết kiệm điện

Sử dụng tiết kiệm điện đem lại lợi ích "kép”, giúp giảm áp lực cấp điện trong bối cảnh cung cấp điện gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt giúp chúng ta giảm chi phí sử dụng điện, nhất là trong mùa nắng nóng khi nhu cầu sử dụng điện tăng đột biến.

Giá vàng sáng 19/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng ngày 19/4, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 82,1 - 84,12 triệu đồng/lượng (mua vào- bán ra). Giá vàng nhẫn công ty này niêm yết ở mức 74,7 -76,7 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Xã Đồng Ruộng tìm hướng thoát nghèo từ nuôi dê

Thực hiện công tác giảm nghèo, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thời gian qua, nhiều hộ trên địa bàn xã Đồng Ruộng (Đà Bắc) đã phát triển, nhân rộng mô hình nuôi dê, đem lại thu nhập đáng kể, giải quyết việc làm, mở ra hướng phát triển kinh tế cho người dân.

Xã Đa Phúc cán đích nông thôn mới

Nhờ phát huy sức mạnh cộng đồng, sử dụng hiệu quả các nguồn lực từ Trung ương và địa phương, cùng với quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, cuối năm 2023, xã Đa Phúc, huyện Yên Thủy được Chủ tịch UBND tỉnh ra Quyết định số 3064/QĐ-UBND, ngày 29/12/2023 công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Từ một xã vùng đặc biệt khó khăn của huyện, Đa Phúc như được khoác lên mình chiếc áo mới, cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng khang trang, đời sống vật chất, tinh thần của người dân nâng lên, diện mạo nông thôn có nhiều đổi mới và khởi sắc.

Giá xăng tăng hơn 400 đồng/lít

Liên bộ Công Thương - Tài chính vừa điều chỉnh giá xăng dầu từ 15h chiều nay 17/4.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục