(HBĐT) - Những năm qua, tuổi trẻ xã Địch Giáo (Tân Lạc) luôn nỗ lực phát triển kinh tế, nhiều mô hình hay, gương thanh niên điển hình đã xuất hiện. Sự nỗ lực đó góp phần không nhỏ thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu kinh tế ở xã nông thôn mới này.


Mô hình trồng bí xanh đem lại hiệu quả kinh tế cao của gia đình đoàn viên Bùi Văn Chí (bên phải), xóm Bậy Chạo, xã Địch Giáo (Tân Lạc).

 

Cùng đồng chí Bùi Văn Luận, Bí thư Đoàn Thanh niên xã Địch Giáo, chúng tôi đến thăm mô hình trồng bí xanh của anh Bùi Văn Chí, xóm Bậy Chạo. Đây là một trong những mô hình mới đem lại hiệu quả kinh tế khá. Chí năm nay 25 tuổi, là số ít thanh niên lựa chọn con đường lập nghiệp ở quê nhà, thay vì đi làm ăn xa như đa số ĐV-TN khác. Hôm chúng tôi đến, anh Chí đang cặm cụi chăm sóc ruộng bí của gia đình. Mặc dù khi xuống giống gặp không ít khó khăn vì thời tiết xấu nhưng đến nay, vườn bí xanh phát triển khá tốt, quả sai trĩu giàn.

Anh Chí cho biết, trước đây, trên diện tích đất ruộng này, gia đình anh trồng mía, ngô nhưng hiệu quả kinh tế không cao. Nhận thấy mô hình trồng bí xanh lấy quả ở xã lân cận đem lại hiệu quả kinh tế khá nên anh đã mạnh dạn chuyển đổi. Thế nhưng, ngay vụ đầu tiên, giá bí xuống thấp (2.000 - 5.000 đồng/ kg) nên không có lãi, chỉ hòa vốn đầu tư dàn và phân bón. Thất bại không nản, vụ thứ hai anh mở rộng diện tích lên hơn 2.000 m2. Nhờ sự cần cù, ham học hỏi, anh Chí đã thắng với hơn 5 tấn bí bán ra thị trường, giá bán trung bình 10.000 đồng/kg. Tới vụ này (vụ thứ 3), anh Chí mạnh dạn thuê đất, mở rộng diện tích trồng lên hơn 3.000 m2.

"Trước đây, tôi cũng đi làm ăn xa như các ĐV-TN trong xã. Đi làm xa thì hàng tháng có thu nhập, còn làm nông nghiệp thì phải đến chu kỳ thu hoạch mới có nguồn thu. Mặc dù đầu ra sản phẩm nông nghiệp chưa ổn định nhưng tôi vẫn muốn tìm ra mô hình kinh tế phù hợp để phát triển, đem lại hiệu quả lâu dài và có thể làm giàu trên quê hương mình” - anh Chí chia sẻ. Ngoài mô hình trồng bí xanh, hiện anh Chí còn trồng cây có múi, vườn cây ăn quả này giờ đang phát triển tốt.

Giáp ranh với xóm Bậy Chạo, xóm Kha Lạ hiện cũng có mô hình kinh tế khá nổi bật do thanh niên làm chủ. Đó là mô hình trồng mít Thái của gia đình anh Nguyễn Văn Tiến. Hơn 3 năm trước, anh Tiến đưa giống mít Thái về trồng tại vườn nhà. Nhờ sự cần mẫn chăm sóc, học hỏi kỹ thuật, đến nay, mô hình bước đầu đem lại cho gia đình anh Tiến thành quả xứng đáng.

Ngoài anh Tiến, anh Chí, ở xã Địch Giáo có không ít ĐV-TN đã và đang nỗ lực xây dựng mô hình kinh tế phù hợp với tiềm năng, thế mạnh của địa phương cũng như nhu cầu của thị trường. Có thể kể ra một số mô hình tiêu biểu như: nuôi gà thả vườn của anh Bùi Văn Đông, xóm Bậy Chạo; trồng keo, trồng xoan lai của anh Bùi Văn Tuấn, xóm Kem; trồng nấm của anh Bùi Văn Nghiệp, xóm Mùn hay mô hình trồng rau hữu cơ của một số ĐV-TN ở xóm Sung 2.

"Hằng năm, đông đảo ĐV-TN trong xã được tham gia các lớp tập huấn chuyển giao KH-KT do các cấp, ngành, tổ chức phi chính phủ tổ chức. Nội dung tập huấn phù hợp với nhu cầu của ĐV-TN như: kỹ thuật ủ phân hữu cơ, nuôi lợn bằng phương pháp hữu cơ, kỹ thuật trồng bưởi đỏ, bưởi da xanh bằng phương pháp hữu cơ. Nhờ đó ĐV-TN từng bước nắm vững kỹ thuật để phát triển mô hình kinh tế đem lại hiệu quả thiết thực. Trong thời gian tới, Đoàn xã sẽ tích cực tuyên truyền, vận động ĐV-TN phát triển các mô hình kinh tế phù hợp và phối hợp mở các lớp tập huấn về KH-KT”, đồng chí Bùi Văn Luận, Bí thư Đoàn xã Địch Giáo chia sẻ.

Ngoài nỗ lực góp phần phát triển kinh tế, những năm qua, tuổi trẻ xã Địch Giáo đã có nhiều đóng góp quan trọng xây dựng NTM với không ít công trình mang dấu ấn đậm nét của thanh niên. Giờ đây, từ các mô hình kinh tế hiệu quả của ĐV-TN, nhiều bà con đã học hỏi và nhân rộng.

 

Viết Đào

Các tin khác


Huyện Đà Bắc lấy ý kiến về phát triển vùng trồng cây dược liệu quý

(HBĐT) - Sáng 22/3, UBND huyện Đà Bắc tổ chức hội nghị lấy ý kiến góp ý báo cáo "Phương án phát triển vùng trồng cây dược liệu quý tại huyện Đà Bắc”. Dự hội nghị có lãnh đạo Viện Dược liệu (Bộ Y tế); một số sở, ban, ngành của tỉnh và huyện Đà Bắc.

Tháo gỡ khó khăn cho nông dân sản xuất rừng và trang trại

(HBĐT) - Ngày 22/3, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Ban Quản lý chương trình hỗ trợ rừng và trang trại (FFF) tổ chức hội nghị bàn tròn cấp tỉnh tháo gỡ khó khăn cho nông dân sản xuất rừng và trang trại. 4 năm qua, chương trình được triển khai tại một số xã ở 2 huyện Tân Lạc, Lạc Thủy.

Huyện Lạc Sơn phát triển sản phẩm OCOP

(HBĐT) - Triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), huyện Lạc Sơn hiện có 10 sản phẩm của 10 chủ thể được chứng nhận OCOP 3 sao cấp tỉnh.

Xây dựng cơ chế, chính sách, giải pháp phát triển nhà ở xã hội

(HBĐT) - Việc triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội (NƠXH) trong thời gian qua nhằm thực hiện chủ trương bảo đảm an sinh xã hội, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH và ổn định thị trường bất động sản. Chính phủ đã tập trung chỉ đạo quyết liệt, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 03/CT-TTg, ngày 25/1/2017 về đẩy mạnh phát triển NƠXH. Tuy nhiên, việc phát triển NƠXH vẫn tiến triển rất chậm với nhiều khó khăn, vướng mắc.

Huyện Cao Phong: Nâng cao chất lượng cam phục vụ xuất khẩu

(HBĐT) - Sau khi tới thị trường Anh, cam Cao Phong bước đầu nhận được những phản hồi tích cực từ người tiêu dùng sở tại, đánh dấu sự trở lại của loại trái cây đặc sản miền Bắc trên thị trường thế giới sau hơn 40 năm. Đây là động lực lớn, tiền đề để các cấp chính quyền cũng như doanh nghiệp, HTX, nông dân trồng cam trên địa bàn huyện tiếp tục nỗ lực nâng cao chất lượng sản phẩm nông sản đặc trưng của vùng đất Mường Thàng.

Tháo gỡ vướng mắc giải phóng mặt bằng dự án khu đô thị mới Trung Minh A

(HBĐT) - Dự án khu đô thị mới (KĐTM) Trung Minh A là dự án trọng điểm của tỉnh. Trong quá trình triển khai gặp nhiều khó khăn, vướng mắc về giải phóng mặt bằng (GPMB), một số hộ dân không nhận tiền đền bù, hỗ trợ, không bàn giao mặt bằng, ngăn cản không cho chủ đầu tư thi công, ảnh hưởng lớn đến tiến độ triển khai dự án.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục