(HBĐT) - Với ưu điểm vốn đầu tư ban đầu không lớn, không tốn nhiều nhân lực, mô hình nuôi ong lấy mật ở xã Lâm Sơn (Lương Sơn) đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Sản phẩm mật ong xã Lâm Sơn được ưa chuộng, từ đó trở thành nguồn thu nhập chính cho nhiều hộ gia đình.

Đến thăm gia đình ông Phạm Văn Hải, xóm Kẽm với 20 năm gắn bó cùng nghề, đến nay, ông có 130 đàn ong nội. ông Hải chia sẻ: Nghề nuôi ong không khó nhưng phải nắm bắt được kỹ thuật nuôi, hiểu được tập tính hoạt động của con ong thì mới thấy nuôi nó đơn giản. Thứ hai là nghề không đòi hỏi nhiều nhân lực và phù hợp với mọi lứa tuổi. Với đàn ong của gia đình, mỗi năm thu nhập trên 2 tấn mật. Trong đó mật đạt chất lượng, thơm ngon phải kể đến loài mật từ hoa nhãn, vải và táo. Mật từ những loại hoa này giá dao động từ 200.000 - 220.000 đồng/lít (1 năm ông thu được 7 - 8 tạ mật từ hoa nhãn, vải, táo) còn lại là mật rừng, mật lá cây và được bán theo cân là chủ yếu, có lúc giá cao được 80.000 - 100.000 đồng/cân, lúc giá thấp 35.000 - 40.000 đồng/cân tùy thị trường và từng thời điểm. Trừ chi phí mỗi năm, gia đình tôi thu được khoảng 120 triệu đồng.
 
Với 130 đàn ong nên mỗi năm đến mùa hoa nở, ông Phạm Văn Hải lại di chuyển đàn đến nơi có nguồn mật dồi dào, địa điểm ông liên hệ và di chuyển đến chủ yếu là ở Hưng Yên, Hoài Đức (Hà Nội) và ông thường di chuyển đàn 2, 3 lần/năm.
 
Với vốn đầu tư ban đầu không lớn nên hiện nay không ít người đã mạnh dạn chuyển đổi các loại cây trồng, vật nuôi không hiệu quả để nuôi ong. ông Đỗ Văn Niên, xóm Lam Sơn nuôi 90 đàn ong cho biết: Điều quan trọng nhất trong quá trình nuôi ong phụ thuộc nhiều yếu tố như người nuôi cần có tính cần mẫn, tỉ mỉ quan sát đàn không để cầu ong nhiều, chúa để già đàn ong sẽ kém chất lượng. Ngoài ra, ong sống trong quần thể lớn nên khả năng nhiễm và lây lan bệnh rất cao, do đó, việc phòng - chống bệnh cho ong, dập bệnh ngay tại thời điểm phát hiện cũng được đặt lên hàng đầu.
 
Với 12 năm nuôi ong, ông Niên gặp biết bao khó khăn trong nghề nhưng bằng tình yêu với nghề ông đã biến khó khăn thành động lực và đem lại thành công cho ông với mỗi năm thu nhập 100 triệu đồng. Với kinh nghiệm của mình, ông sẵn sàng chia sẻ với những hộ mới vào nghề để cùng phát triển kinh tế gia đình.
 
Hiện nay, toàn xã Lâm Sơn có gần 30 hộ nuôi ong, nhà nhiều khoảng 200 đàn, nhà ít 20 - 30 đàn. Các hộ nuôi ong đã biết áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, sản phẩm từ ong được sản xuất theo tiêu chuẩn sạch, nhờ đó, chất lượng ngày càng được nâng lên, khẳng định được thương hiệu, uy tín. Các sản phẩm mật ong không chỉ tiêu thụ trong tỉnh mà còn đến được với nhiều tỉnh, thành trong nước. Các sản phẩm khác từ ong như sữa ong chúa, phấn hoa… đều được ưa chuộng, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế từ nghề nuôi ong.
 
Đình Thủy 
(Trung tâm Khuyến nông tỉnh)

Các tin khác


Xã Đa Phúc cán đích nông thôn mới

Nhờ phát huy sức mạnh cộng đồng, sử dụng hiệu quả các nguồn lực từ Trung ương và địa phương, cùng với quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, cuối năm 2023, xã Đa Phúc, huyện Yên Thủy được Chủ tịch UBND tỉnh ra Quyết định số 3064/QĐ-UBND, ngày 29/12/2023 công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Từ một xã vùng đặc biệt khó khăn của huyện, Đa Phúc như được khoác lên mình chiếc áo mới, cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng khang trang, đời sống vật chất, tinh thần của người dân nâng lên, diện mạo nông thôn có nhiều đổi mới và khởi sắc.

Giá xăng tăng hơn 400 đồng/lít

Liên bộ Công Thương - Tài chính vừa điều chỉnh giá xăng dầu từ 15h chiều nay 17/4.

Kiểm tra tiến độ xây dựng nông thôn mới tại huyện Kim Bôi

Ngày 17/4, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn huyện Kim Bôi. 

UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và AFD tại Việt Nam

Ngày 17/4, UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và đại diện Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại Việt Nam. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số ban, sở, ngành.

Chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu

Để chủ động phòng chống thiên tai trong mùa mưa bão năm 2024, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, đảm bảo tính thống nhất, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác phòng, tránh và kịp thời ứng phó, xử lý các tình huống khi thiên tai xảy ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục