Càng gần về mốc 8.4, lượng xe Uber cũng như khách sử dụng dịch vụ giảm nhanh, công cuộc sáp nhập Uber và Grab tại Việt Nam chuẩn bị hoàn tất. Và vào thời điểm các lái xe Uber đứng trước câu hỏi "làm hay nghỉ”, nhiều DN Việt công bố nhảy vào cuộc chơi công nghệ, thậm chí khẳng định sẽ chi hàng nghìn tỉ đầu tư. Tuy nhiên, khi Uber phải rút khỏi cuộc chơi để cắt lỗ, taxi công nghệ Việt có dễ gặt hái tại sân chơi khốc liệt này?


Tập đoàn vận tải trong nước sẽ sớm triển khai dịch vụ taxi công nghệ vào tháng 4.2018 thông qua ứng dụng gọi xe trên thiết bị di động. Ảnh: T.L

Đua nhau nhảy vào sân chơi taxi công nghệ

Mới đây, HTX GTVT Toàn Cầu trình Bộ GTVT xin thí điểm mô hình mới là liên hiệp HTX Vận tải Điện tử. Với mô hình mới này, người dân có thể tiếp cận xe bằng ứng dụng tương tự như Uber, Grab hoặc tiếp cận xe nhanh nhất bằng nhận diện đèn báo điện tử được gắn trên nóc xe. Khách hàng và tài xế có thể kết nối bằng nhiều cách, từ nhận diện "Xe điện tử”.

Theo đơn vị này, sau khi ngồi trên xe, khách hàng có thể mở bất cứ một ứng dụng nào mà khách hàng nhớ được để tính giá cước cho mình, đặt một hợp đồng điện tử trên bất cứ một ứng dụng nào đó, ngay cả với ứng dụng của Grab.

Tương tự, Công ty Phương Trang cũng tuyên bố đầu tư 100 triệu USD xây dựng phần mềm gọi xe cho người Việt để vừa đưa ra một ứng dụng gọi xe vừa tạo nên sàn thương mại điện tử với các sản phẩm dịch vụ liên quan đến vận tải (bao gồm gọi xe). Không chỉ vậy, Hiệp hội taxi Hà Nội kiến nghị xây dựng một trung tâm điều hành đặt xe qua mạng của Hiệp hội Taxi Hà Nội và xác định đây một sàn giao dịch dùng chung cho tất cả các hãng taxi Hà Nội để khách hàng ở khu vực này có thể tải, truy cập phần mềm, có thể lựa chọn hãng tuỳ thuộc vào tên tuổi hay giá cả đã hiển thị sẵn.

Ứng dụng gọi xe công nghệ của người Việt. Ảnh: HẢI NGUYỄN

Ứng dụng gọi xe công nghệ của người Việt. Ảnh: HẢI NGUYỄN

Đấu với Grab, phải đưa ra được giá trị mới

Các chuyên gia nhận định đều đánh giá cao những động thái của DN Việt sau khi Uber và Grab công bố sát nhập. Tuy nhiên, chuyên gia giao thông Phạm Sanh nhận định đây là một sân chơi khốc liệt và việc Uber phải bỏ cuộc chơi là một minh chứng. Do đó, để thành công, DN Việt sẽ cần nỗ lực trong nhiều vấn đề.

Nhìn thẳng vào thất bại trước Uber, Grab, Tổng Giám đốc Mai Linh miền Bắc ông Hồ Quốc Phi cho rằng Mai Linh đã triển khai phần mềm kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng, nhưng thua ở năng lực tài chính nên không thể chạy đua khuyến mại với các đối thủ này.

Thừa nhận giá cả, thậm chí là chấp nhận lỗ để tích luỹ thị trường là một trong những điểm mấu chốt tạo nên sức hút Uber, Grab nhưng bà Phan Thị Thu Hiền, Phó Tổng cục Trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho rằng với góc độ là người tiêu dùng, bà còn đánh giá cao vì sự thuận tiện do phần mềm mang lại cũng như sự linh hoạt nhanh nhạy trong chính sách giá mang đến nhiều lựa chọn cho khách hàng. Do đó, để thành công, các DN Việt cần có sự linh hoạt trong chiến lược giá cũng như kinh doanh nhưng việc này ít nhiều còn vướng về hành lang pháp lý.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt phát triển co cụm trong đối tượng phục vụ cho mình, không có sự chia sẻ kết nối. Vì vậy, bà Hiền nhận định các doanh nghiệp cần nhìn nhận lại thông điệp về kinh tế chia sẻ, thay đổi cả về bản chất để thấy rằng vấn đề "không chỉ là công nghệ kết nối mà cần nhìn lại bản chất về chất lượng dịch vụ mà mỗi giai đoạn người tiêu dùng càng đòi hỏi cao hơn, chúng ta phải tự đào thải chứ không chờ người khác đào thải mình”.

Theo bà Hiền, các cơ quan quản lý Nhà nước không chỉ ở Việt Nam mà ở các nước trong khu vực và trên thế giới đang nỗ lực quản lý làm sao để việc triển khai phát triển ứng dụng quản lý CNTT đi kèm với kinh doanh vận tải tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh thực sự…


Hãng taxi công nghệ Grab khó độc quyền tại thị trường Việt Nam. Ảnh: HẢI NGUYỄN
Hãng taxi công nghệ Grab khó độc quyền tại thị trường Việt Nam. Ảnh: HẢI NGUYỄN

Khách hàng và lái xe hưởng lợi

Tận dụng cơ hội này, nhiều doanh nghiệp từng tham gia vận tải cũng muốn tận dụng cơ hội. trong đó có Skysoft với ứng dụng Xelo. Ông Nguyễn Trường Giang - Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Skysoft - cho biết: "Đây là một thời điểm tốt để các ứng dụng Việt có thể nhảy vào và phát triển trong lĩnh vực này. Nếu các ứng dụng Việt mạnh dần lên thì thị trường sẽ chia sẻ dần ra và Grab sẽ không còn độc quyền nữa”.

Chia sẻ với Lao Động tham vọng của Xelo, ông Nguyễn Trường Giang nói: "Trong giai đoạn đầu phát triển của Xelo, chúng tôi cam kết đồng hành cùng lái xe. Do đó chúng tôi cam kết miễn chiết khấu 100% trong năm 2018. Sau đó chúng tôi sẽ đưa ra mức chiết khấu phù hợp cho lái xe sử dụng. Từ đó xây dựng khung giá phù hợp, để nếu có sự biến đổi điều chỉnh giá thì cũng chỉ trong phạm vi nhất định chứ không có sự đột biến. Khách hàng có lựa chọn đi xe với mức giá phù hợp nhất.

Tôi tin rằng trên nguyên tắc đó chúng tôi sẽ tạo ra một ứng dụng với mức giá luôn phù hợp. Qua gần 10 năm phát triển, cung cấp các giải pháp quản lý vận tải bằng công nghệ định vị, chúng tôi đã có nền tẳng nhất định về công nghệ như thế này.

Từ dữ liệu bản đồ, xe... với hàng tỉ bản ghi, từ nền tảng đó chúng tôi phát triển lên ứng dụng Xelo dựa trên công nghệ như vậy. Do đó hệ thống cũng sẵn sàng kết nối tới hàng trăm nghìn xe, hoặc hơn, cũng không thành vấn đề. Dữ liệu luôn kết nối trực tuyến và cần xử lý dữ liệu lớn.Đứng ở góc độ đầu tư và công nghệ, chúng tôi đã sẵn sàng và tự tin vào năng lực kết nối. Chúng tôi đầu tư theo quan điểm là tiết kiệm tối đa.

Ở thị trường Việt Nam, chúng tôi xác định là sau việc hỗ trợ sẽ tính toán làm sao cân bằng được lợi ích với lái xe, chiết khấu hợp lý để tránh sự xung đột. Chúng tôi không muốn xảy ra xung đột. Với hành khách, trên nguyên tắc cân bằng về giá, chúng tôi cũng đưa ra khung giá phù hợp, chỉ biến động trong khung giá nhất định như tôi đã chia sẻ. Xelo muốn tạo sự cân bằng cho ba bên là nhà cung cấp, lái xe và khách hàng, đều được hưởng lợi từ công nghệ này và giao dịch một cách thuận tiện”.

Cùng với Xelo còn có Vivu - một ứng dụng mới của Phương Trang, T-Net của FPT hay, Go-ixe của công ty Smart Ball... đang có cơ hội cực tốt để tham gia cuộc cạnh tranh với Grab. Đó cũng là điều mà chính những khách hàng và lực lượng lái xe tham gia vào taxi công nghệ mong muốn. 

* Hiện, Bộ GTVT cũng đang xây dựng Nghị định 86 để tạo khung pháp lý nhằm quản lý vận tải và điều tiết thị trường theo hướng hài hoà lợi ích cho tất cả các bên tham gia và sau đó sẽ là những vấn đề khác như Nghị định về xử lý vi phạm, đăng ký xe thanh toán, nội dung về tiêu chuẩn, quy chuẩn. Bên cạnh đó, cơ quan chức năng cũng sẽ xem xét vấn đề về chính sách giá đặc biệt trong trường hợp kê khai giá một cách linh hoạt để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng mà vẫn tạo điều kiện cho DN vận tải.


                                                                    TheoLaodong

Các tin khác


"Kích hoạt" công tác xuất khẩu lao động trong tình hình mới

(HBĐT) - Năm 2022, toàn tỉnh có 720 lao động được tuyển dụng đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, vượt 240% kế hoạch năm. Tuy nhiên, theo đánh giá của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), kết quả đạt được chưa bền vững, số lượng lao động của tỉnh đi làm việc ở nước ngoài còn thấp so với trung bình cả nước. Đồng thời, công tác tuyển dụng lao động cho các doanh nghiệp và xuất khẩu lao động (XKLĐ) còn gặp khó. Tháo gỡ những nút thắt trong xuất khẩu lao động

Xuất khẩu rau quả: Tiềm năng từ thị trường tỷ dân

Kể từ khi mở cửa từ đầu năm nay, Trung Quốc vẫn được đánh giá là thị trường tỷ dân đầy tiềm năng của rau quả Việt Nam.

Huyện Mai Châu: Lấy ý kiến của Nhân dân về thực hiện dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

(HBĐT) - Ngày 16/3, UB MTTQ huyện Mai Châu tổ chức hội nghị lấy ý kiến của Nhân dân xã Tân Thành, Sơn Thủy về thực hiện dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (Sơn La). Dự hội nghị có đại diện MTTQ tỉnh, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh và hơn 300 hộ dân của 4 xóm thuộc xã Tân Thành, đại diện xã Sơn Thủy.

Huyện Lạc Sơn gặp mặt doanh nghiệp, nhà đầu tư, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn

(HBĐT) - Ngày 17/3, UBND huyện Lạc Sơn tổ chức gặp mặt các doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư (NĐT), hợp tác xã (HTX), hộ kinh doanh trên địa bàn huyện. 

Hội Liên hiệp phụ nữ tp Hòa Bình: Đề án 939 đồng hành cùng phụ nữ sáng tạo khởi nghiệp

(HBĐT) - Thực hiện Đề án 939 về hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 - 2025, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) TP Hòa Bình đã có nhiều hoạt động thiết thực đồng hành cùng phụ nữ khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh. Nhờ các chương trình hỗ trợ của Đề án 939 đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho hội viên, phụ nữ.

Tổng nguồn vốn huy động đạt gần 40.600 tỷ đồng

(HBĐT) - Theo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, tổng nguồn vốn huy động trên toàn địa bàn đến cuối tháng 2/2023 của các tổ chức tín dụng đạt gần 40.600 tỷ đồng, tăng 0,9% so với đầu năm, trong đó, vốn huy động từ tổ chức và dân cư đạt khoảng 30.500 tỷ đồng, tăng 1,3%, huy động tiền gửi từ dân cư chiếm trên 72,5%/vốn huy động. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục