(HBĐT) - Huyện vùng cao Đà Bắc có những thuận lợi hơn hẳn so với các địa phương khác trong tỉnh về tiềm năng lao động, nguồn thức ăn gia súc, gia cầm để phát triển chăn nuôi. Đây cũng là điều kiện để chuyển đổi từ chăn nuôi nhỏ lẻ, tự cung, tự cấp sang sản xuất theo chuỗi giá trị hàng hóa.



Hộ ông Ngô Văn Dũng, xóm Bình Lý, xã Tu Lý (Đà Bắc) có nguồn thu hàng trăm triệu đồng từ mô hình chăn nuôi hàng hóa theo chuỗi giá trị.

Mô hình nuôi bò của bà Xa Thị Phi ở xóm Cháu, xã Tu Lý nhiều người khen ngợi bởi quy mô đàn và quy hoạch chuồng trại gia súc hợp lý. Theo người chủ gia trại, để đảm bảo chăn nuôi ổn định, an toàn dịch bệnh, bà dành riêng một khu đất rộng, bằng phẳng để xây dựng hệ thống chuồng trại. Ngay bên cạnh là diện tích rộng hàng ha trồng cỏ voi, cỏ VA6 để bảo đảm nguồn thức ăn tự nhiên cho đàn bò. Vật nuôi được tiêm phòng định kỳ, chăm sóc đầy đủ. Từ chỗ mô hình đầu tiên thử nghiệm nuôi theo phương thức vỗ béo, đàn bò của gia đình bà đã duy trì hiệu quả với quy mô 12 - 15 con.
 
Trên địa bàn huyện Đà Bắc còn có nhiều mô hình chăn nuôi hàng hóa theo chuỗi giá trị đáng chú ý đó là mô hình gần 30 con bò nuôi vỗ béo của hộ ông Ngô Văn Dũng ở xóm Bình Lý, xã Tu Lý; hộ ông Xa Văn Thông, xã Mường Chiềng nuôi 20 con trâu, bò; hộ ông Đinh Văn An, xã Hào Lý nuôi 27 con, hộ ông Lý Văn Thanh, bà Nguyễn Thị Điền, xã Vầy Nưa nuôi 25 - 30 con. Đặc biệt có mô hình chăn nuôi đại gia súc của ông Lường Văn Sương, xóm Nà Lốc, xã Đồng Chum điển hình với quy mô hàng trăm con bò. Để phát triển chăn nuôi hàng hóa ổn định, tăng thu nhập kinh tế hộ và đóng góp tích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, các hộ chăn nuôi đã nhạy bén tìm kiếm thị trường tiêu thụ, chủ động nguồn thức ăn cho gia súc, cụ thể là mở rộng vùng trồng cỏ tại nhiều xã như Tu Lý, Hào Lý, Cao Sơn, Mường Chiềng… với tổng diện tích hiện đạt gần 40 ha.
 
Đồng chí Vũ Đình Nam, Trưởng trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Đà Bắc cho biết: Người chăn nuôi trên địa bàn đang tiếp cận với khoa học kỹ thuật, từng bước chuyển sang chăn nuôi hàng hóa theo chuỗi giá trị, đem lại hiệu quả kinh tế cao, bền vững. Để hỗ trợ người dân trong chuyển đổi, hàng năm, huyện đã mở các lớp tập huấn hướng dẫn kỹ thuật, phổ biến kiến thức chăn nuôi - thú y. Trong năm 2017 mở được 40 lớp với 800 hộ tham gia. Bên cạnh đó, huyện làm tốt công tác kỹ thuật lai tạo đàn lợn lai giống cao sản cho kết quả tốt và nhân rộng, đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn người chăn nuôi thực hiện các biện pháp phòng - chống đói rét, dịch bệnh, đồng thời tiếp tục triển khai có hiệu quả chính sách phát triển chăn nuôi theo Quyết định số 30/2016/QĐ - UBND ngày 15/7/2016 của UBND tỉnh.
 
Cũng từ khi chuyển sang chăn nuôi theo chuỗi giá trị, nhiều hộ chăn nuôi đã có mức thu nhập từ vài chục triệu đồng đến hàng trăm triệu đồng/năm như bà Xa Thị Phi, ông Ngô Văn Dũng - xã Tu Lý thu từ 80 - 150 triệu đồng từ bán bò thịt. Theo số liệu thống kê, huyện hiện có gần 17.000 con trâu, bò, trên 20.000 con lợn, gần 8.000 con dê và 375 con ngựa. Giá cả các loại sản phẩm chăn nuôi trên thị trường đang duy trì ổn định tạo động lực và niềm tin để người chăn nuôi yên tâm tái đàn, phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị đảm bảo ATTP và bền vững. 

                                                                                         Bùi Minh

Các tin khác


Thủ tướng chỉ đạo xây dựng Nghị định chế độ tiền lương mới

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu nghiên cứu, đề xuất một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức, người lao động trong các cơ sở y tế công lập.

Thúc đẩy phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể

Kinh tế hợp tác không chỉ giúp ổn định và phát triển sản xuất, kinh doanh mà còn tạo việc làm, tăng thu nhập, hỗ trợ xóa đói, giảm nghèo, ổn định đời sống của thành viên. Thời gian qua, xác định vai trò và tầm quan trọng của phát triển kinh tế tập thể (KTTT), trên cơ sở các quy định của Trung ương, tỉnh Hòa Bình đã kịp thời ban hành các chính sách hỗ trợ, tạo động lực thúc đẩy KTTT phát triển. Qua đó đóng góp quan trọng vào phát triển KT-XH của địa phương.

Hiệu quả từ trồng dưa - theo tiêu chuẩn VietGAP ở xã Mai Hạ

Những năm qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) nỗ lực thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để nâng cao hiệu quả sản xuất, cải thiện cuộc sống, thu nhập cho người dân. Trong đó phải nói đến trồng dưa hấu theo tiêu chuẩn VietGAP đã giúp người dân địa phương bước vươn lên thoát nghèo.

Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm Trung ương ký kết giao ước thi đua năm 2024

Sáng 12/4, Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm Trung ương tổ chức hội nghị ký kết giao ước thi đua năm 2024. 

Tháo gỡ đầu ra cho cây gai xanh

Chậm thu mua, chậm thanh toán … ! Đó là thực trạng chung đối với các hộ liên kết trồng cây gai xanh trên địa bàn tỉnh. Nguyên nhân do kinh tế suy thoái nên các doanh nghiệp khó khăn trong việc thu mua, "đầu ra” không ổn định. Từ thực tế đó, người dân mong muốn chính quyền địa phương và các sở, ngành chức năng phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp thực hiện nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn về đầu ra cho cây gai xanh. Qua đó đảm bảo nguồn cung, cầu ổn định, tạo điều kiện cho các hộ trồng gai xanh yên tâm phát triển và nâng cao giá trị cây trồng.

Bền bỉ vượt khó cùng vốn ưu đãi

Với sự đồng hành và hỗ trợ đa chiều của vốn tín dụng chính sách (TDCS) đã viết nên nhiều câu chuyện về hành trình vượt lên nghèo, đói của không ít hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục