(HBĐT)-Những tuyến đường gồ ghề, lầy lội từng bước được cứng hóa bằng bê tông. Những thửa ruộng một vụ bạc màu theo năm tháng giờ xanh mướt những giàn dưa, bí; bạt ngàn màu xanh của vùng mía nguyên liệu; trải dài cây dược liệu quý mang tên cà gai leo. Những trang trại, gia trại nuôi gà bản địa từ vài trăm đến vài nghìn con, Vườn tạp giờ đã là vườn cây ăn quả có giá trị kinh tế cao… Đó là minh chứng thể hiện rõ sự đổi thay trong nếp nghĩ, cách làm của người dân các xã vùng 135 huyện Yên Thủy đã chuyển từ "tự sản, tự tiêu” sang sản xuất hàng hóa để xóa đói, giảm nghèo bền vững và làm giàu trên vùng đất quê hương.



Cán bộ Phòng Dân tộc huyện Yên Thủy luôn bám sát cơ sở, giám sát chặt chẽ kết quả hỗ trợ của Nhà nước đối với người dân các xã vùng 135 (ảnh: Đánh giá kết quả trồng cây ăn quả có múi tại xã Lạc Hưng).

Chủ tịch UBND huyện Yên Thủy Bùi Văn Hải đánh giá: Tổ chức triển khai có hiệu quả các chương trình, chính sách dân tộc trong các lĩnh vực đầu tư kết cấu hạ tầng, hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt, xóa đói giảm nghèo bền vững… đã góp phần tích cực vào nhiệm vụ phát triển KT -XH, giữ vững QP -AN, đảm bảo TTATXH trên địa bàn. Đặc biệt, các chương trình, dự án được lồng ghép và thực hiện công khai, dân chủ từ cơ sở, đầu tư đúng mục đích, đúng đối tượng càng thêm củng cố lòng tin và sự hưởng ứng nhiệt tình của nhân dân về tính thiết thực, hiệu quả của chính sách dân tộc.

Từ năm 2017 đến nay, bằng từ nguồn vốn Chương trình 135, các xóm, xã đặc biệt khó khăn của huyện Yên Thủy đã được đầu tư trên 6, 2 tỷ đồng xây dựng 6 công trình giao thông, 2 nhà sinh hoạt cộng đồng và 1 công trình thủy lợi. Ngoài ra còn có 21 công trình đã hoàn thành đưa vào sử dụng được đầu tư 408 triệu đồng để duy tu, bảo dưỡng. Chủ tịch UBND xã Đa Phúc Bùi Văn Hoan cho biết: Hệ thống cơ sở hạ tầng được quan tâm đầu tư, nhất là điện, đường, trường, trạm, thủy lợi có ý nghĩa quan trọng để mở mang lưu thông, vận chuyển và tiêu thụ nông - lâm sản. Các công trình đều do UBND các xã làm chủ đầu tư và được nhân dân giám sát chặt chẽ, không chỉ đảm bảo chất lượng, tiến độ mà còn nâng cao trình độ quản lý, điều hành của chính quyền cơ sở và phát huy quyền làm chủ của nhân dân.

Bên cạnh đó, việc hỗ trợ phát triển sản xuất đối với hộ nghèo các xã đặc biệt khó khăn được quan tâm, chú trọng. Với tổng số kinh phí trên 1, 5 tỷ đồng, năm 2017, 698 hộ thuộc các xã: Hữu Lợi, Đoàn Kết, Lạc Hưng, Bảo Hiệu, Lạc Lương đã được hỗ trợ 30.403 con gà giống và tập huấn chuyển giao kỹ thuật nuôi gà thả vườn; 33 hộ xã Đa Phúc được hỗ trợ 11 con bò và tham gia tập huấn nuôi bò sinh sản; 40 hộ xã Đoàn Kết được hỗ trợ 18 con dê và tham gia lớp chuyển giao kỹ thuật nuôi dê. Riêng quý I /2018, 2.404 hộ, 9.844 nhân khẩu các xóm khu vực II, khu vực III trong huyện đã được cấp hàng nghìn cây giống để tiếp tục đẩy mạnh phong trào cải tạo vườn tạp, phát triển cây ăn quả có múi với tổng kinh phí trên 900 triệu đồng.

Trưởng thôn Liên Hợp xã Lạc Hưng Lê Minh Chính bày tỏ: Nhà nước hỗ trợ cây, con giống, tổ chức tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật là điều kiện thuận lợi để người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát huy tiềm năng, thế mạnh trong phát triển kinh tế hộ. Đến nay, 100% hộ dân thôn Liên Hợp trồng cam, bưởi và nuôi gà thả vườn. Qua đó nâng cao thu nhập, ổn định đời sống dân cư trên địa bàn.

Từ nguồn vốn Chương trình 135, việc lồng ghép hiệu quả các chương trình, dự án cho đầu tư phát triển tại các xóm, xã đặc biệt khó khăn đã tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trong chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Yên Thủy. Bí thư Huyện ủy Bùi Trung Kiên phấn khởi cho biết: Liên kết sản xuất, thu hoạch, tiêu thụ nông sản theo chuỗi giữa doanh nghiệp và người dân đã hình thành và phát huy hiệu quả như vùng cà gai leo ở xã Đa Phúc; vùng mía nguyên liệu ở các xã: Hữu Lợi, Bảo Hiệu, Đa Phúc; vùng bí xanh ở Hữu Lợi, Bảo Hiệu…Theo đó, doanh nghiệp đầu tư giống cây trồng, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật chăm sóc, bảo quản, thu hoạch và cam kết bao tiêu sản phẩm. Cách làm đó có ý nghĩa quan trọng giúp cấp ủy, chính quyền huyện và các xã, thị trấn rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm để tiếp tục nhân rộng mô hình liên kết sản xuất trên địa bàn huyện.

Triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ về công tác dân tộc, cơ sở hạ tầng, diện mạo khu vực nông thôn ngày càng khang trang. Nhân dân các dân tộc trong huyện đã đổi mới nếp nghĩ, cách làm, luôn hăng say lao động sản xuất, phát triển kinh tế. Đến nay, tỷ lệ hộ nghèo xã Bảo Hiệu giảm còn 35%, thu nhập bình quân đạt 20, 6 triệu đồng/người/ năm. Lạc Sỹ nằm xa trung tâm huyện nhất tỷ lệ hộ nghèo còn 47,22%, thu nhập bình quân 12, 6 triệu đồng/người/ năm. Kết quả đó góp phần quan trọng để an ninh chính trị ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Yên Thủy luôn ổn định, giữ vững khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

                                                                       Đức Phượng

Các tin khác


Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục