(HBĐT) - Qua các phương tiện thông tin đại chúng, người dân xã Tu Lý nói riêng và huyện Đà Bắc nói chung ngày càng có nhận thức tiến bộ về vấn đề an toàn thực phẩm. Những thực phẩm sạch, rõ nguồn gốc xuất xứ, quy trình sản xuất an toàn luôn là sự lựa chọn đầu tiên của người tiêu dùng. Vì vậy, từ nhu cầu thực tế trên địa bàn, năm 2016 xã triển khai mô hình sản xuất rau an toàn với tổng diện tích 3,1 ha. Ban đầu, mô hình được thực hiện ở 2 xóm Đồng Tranh và Kim Lý với 38 hộ tham gia.


Hộ anh Lý Văn Phúc, xóm Kim Lý, xã Tu Lý (Đà Bắc) thu nhập trên 30 triệu đồng/vụ từ trồng rau an toàn.

Nhờ sự tư vấn, tập huấn KH-KT từ cán bộ KN - KLcủa huyện và xã, các hộ tham gia nắm chắc kỹ thuật và quy trình sản xuất. Những diện tích được sử dụng để trồng rau an toàn được làm đất kỹ, cây trồng trong quá trình sinh trưởng được chăm sóc, hạn chế tối đa sử dụng thuốc BVTV. Vì vậy, sản phẩm thu hoạch luôn đạt chất lượng và sản lượng như mong muốn. Quanh năm, mô hình cung cấp ra thị trường sản phẩm rau, củ, quả đảm bảo an toàn.

Mô hình đã triển khai 2 năm, hiện diện tích gieo trồng mở rộng lên 5 ha với 75 hộ tham gia. Sau 4 mùa vụ, hầu hết bà con đều thuần thục các kỹ thuật chuyên canh. Tất cả sản phẩm sau khi thu hoạch được vận chuyển đến các chợ trung tâm trên địa bàn để tiêu thụ. Bởi được sản xuất theo quy trình an toàn nên giá thành luôn ổn định, hàng hóa đáp ứng đủ nhu cầu của người tiêu dùng, không xảy ra tình trạng dư thừa. Đến nay, giá trị chuyên canh bình quân đạt từ 150 - 200 triệu đồng/ha. Cao nhất là vụ dưa chuột vừa qua, giá trị chuyên canh đạt 300 triệu đồng/ha.

Anh Lý Văn Phúc, xóm Kim Lý, xã Tu Lý - một trong những hộ tham gia mô hình trồng rau an toàn cho biết: Diện tích trồng rau của gia đình tôi có trên 2.000 m². Chúng tôi luôn tuân thủ các quy trình trong sản xuất, rau lại hợp chất đất nên hầu hết vụ nào cũng được mùa. Vụ rau vừa qua, trừ chi phí đầu tư, gia đình tôi thu lãi trên 30 triệu đồng. Nếu thời tiết thuận lợi, không thiệt hại nhiều vì thiên tai thì trồng rau an toàn là hướng phát triển kinh tế có tiềm năng giúp bà con nơi đây thoát nghèo.

Hiện tại, các sản phẩm cung ứng ra thị trường theo quy mô nhỏ lẻ, manh mún. Hàng hóa chưa có tem nhãn, chưa có chứng nhận sản xuất theo quy trình an toàn. Vì vậy việc tổ chức thu gom, tiêu thụ sản phẩm theo quy mô lớn, cung ứng cho các tỉnh lân cận vẫn là mối quan tâm lớn nhất của chính quyền địa phương. Xã đã in và phát phù hiệu cho bà con trong mô hình đeo khi bán sản phẩm, tuy nhiên đây chỉ là giải pháp tình thế, tránh tình trạng người tiêu dùng nhầm lẫn với những sản phẩm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc trên địa bàn.

Đồng chí Bàn Văn Bình, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: Căn cứ vào nhu cầu thực tế trên địa bàn cũng như sự phù hợp của thổ nhưỡng, phát triển vùng trồng rau an toàn được coi là hướng đi đúng đắn, góp phần cải thiện thu nhập cho nông dân. Đồng thời thúc đẩy KT - XH của xã phát triển, từng bước cán đích NTM theo đúng lộ trình đề ra. Tháng 5 vừa qua, HTX dịch vụ nông nghiệp xã Tu Lý đã được thành lập với vai trò xúc tiến việc tìm hiểu thị trường và các chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm. Bên cạnh đó, xã kiến nghị Phòng NN&PTNT huyện sớm cấp chứng nhận an toàn nhằm đảm bảo đầu ra cho các sản phẩm rau của địa phương góp phần tăng sản lượng, đáp ứng kịp thời nhu cầu của người tiêu dùng. Với nguồn kinh phí được hỗ trợ 500 triệu đồng, năm nay xã có kế hoạch mở rộng trồng thêm 2 ha rau an toàn.

Thu Hằng

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục