(HBĐT) - Sau 3 năm đẩy mạnh thực hiện việc phát triển hợp tác, liên kết sản xuất nông nghiệp gắn với xây dựng cánh đồng lớn và vận động người dân cải tạo vườn tạp theo Chỉ thị 40/CT-TU ngày 13/11/2014 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy bước đầu đạt kết quả tích cực.


Nhân dân xã Quyết Chiến (Tân Lạc) chăm sóc su su, sản phẩm được chứng nhận nhãn hiệu tập thể năm 2016.

 

Nhiều cơ chế, chính sách được ban hành; công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi được tập trung chỉ đạo; hoạt động chuyển giao, ứng dụng KH-KT và cơ giới hoá nông nghiệp được thực hiện mạnh mẽ; giá trị sản xuất nông nghiệp hình quân trên một đơn vị diện tích tăng cao, xuất hiện nhiều loại hình tổ chức sản xuất kinh tế tập thể, kinh tế trang trại, tổ hợp tác và doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp.

Thực hiện kế hoạch cải tạo vườn tạp, UBND tỉnh đã phê duyệt Đề án cải tạo vườn tạp trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, chỉ đạo các huyện, thành phố xây dựng đề án, kế hoạch cải tạo vườn tạp. Đến nay, các huyện Lương Sơn, Lạc Sơn, Kim Bôi đã phê duyệt đề án, các huyện Tân Lạc, Cao Phong, Lạc Thủy, Đà Bắc, thành phố Hòa Bình đã lồng ghép nội dung cải tạo vườn tạp vào đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Qua công tác rà soát, xây dựng kế hoạch, các huyện, thành phố đã đề nghị cải tạo 1.917,447 ha vườn tạp với tổng kinh phí 19.174,474 triệu đồng. Do nguồn ngân sách tỉnh hạn hẹp, chưa bố trí nguồn kinh phí nên các huyện, thành phố đã chủ động thực hiện cải tạo vườn tạp bằng các nguồn vốn lồng ghép. Cùng với đó, căn cứ vào điều kiện thực tế, nhu cầu phát triển sản xuất, các địa phương đề ra kế hoạch xây dựng cánh đồng lớn. Bước đầu đã hình thành cánh đồng lớn như: Vùng sản xuất cam Cao Phong được chứng nhận VietGAP sản xuất tập trung với quy mô diện tích được chứng nhận năm 2016 là 149,89 ha, vùng sản xuất chè đen phục vụ xuất khẩu của công ty TNHH MTV Sông Bôi (Lạc Thủy), vùng sản xuất cây có múi thuộc HTX nông nghiệp thương mại Mường Động (Kim Bôi) diện tích 125 ha, vùng sản xuất nhãn an toàn thuộc HTX nông nghiệp Sơn Thủy (Kim Bôi) diện tích 34 ha. Trong năm 2017, ngành Nông nghiệp đã rà soát các khu sản xuất trồng trọt tập trung ứng dụng công nghệ cao (CNC), công nghệ sinh học (CNSH) tại các huyện, thành phố xác định 14 khu vực tại 7 huyện với tổng diện tích 289,5 ha. Quy mô các khu sản xuất đáp ứng quy định về diện tích tối thiểu của cánh đồng lớn của UBND tỉnh. Đây là bước tiền đề cần thiết để thu hút vốn đầu tư phát triển thành các khu sản xuất ứng dụng CNC, CNSH.

Phục vụ cho mục tiêu xây dựng cánh đồng lớn, hoạt động chuyển giao KH-KT, hỗ trợ, giới thiệu cây trồng có năng suất cao, phẩm chất tốt được quan tâm với sự liên kết của 4 nhà: Nhà quản lý, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà nông. Trong 3 năm qua đã có 42 đề tài, dự án triển khai nghiên cứu phục vụ phát triển nông nghiệp; thực hiện khảo nghiệm, sản xuất thử, mô hình trình diễn nhiều loại giống cây trồng để đánh giá độ thích nghi, phù hợp của giống cây trồng trên địa bàn tỉnh. Qua đó lựa chọn được các giống lua, ngô chịu hạn, chịu lạnh; trồng thử nghiệm một số loại cây dược liệu, cam Cara ruột đỏ, ổi ODL1..., chọn lựa giống cam CS1, cam canh, cam xã đoài, cam V2 cho thu hoạch rải vụ từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau. Hiện đã xác định được các cây đầu dòng của mỗi loại như bưởi đổ, bưởi da xanh, cam, quýt... nhằm đảm bảo số lượng, chất lượng giống cây trồng. Cùng với việc hình thành các vùng sản xuất hàng hóa có giá trị kinh tế cao đã tạo lập, quản lý nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm quả lặc lày hữu cơ Lương Sơn, hạt dổi Lạc Sơn, su su Tân Lạc, nhãn Sơn Thủy - Kim Bôi, thực hiện phương pháp nuôi cấy mô cải tạo lại giống mía tím Hòa Bình đang bị thoái hóa, bảo tồn các nguồn gen cây trồng địa phương như quýt Nam Sơn, lúa nếp cẩm, tỏi tía Hòa Bình, mía tím Hòa Bình, ngô nếp Thung Khe... Khâu xúc tiến thương mại đối với các sản phẩm trồng trọt được đẩy mạnh bằng các hoạt động tìm hiểu thị trường, thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội mua bán gắn với từng sản phẩm hàng hóa cụ thể; có chính sách hỗ trợ công tác xây dựng và phát triển thương hiệu các sản phẩm chủ lực; ký kết chương trình hợp tác, xúc tiến thương mại và liên kết tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp (cây có múi, rau) với Hà Nội. Đồng thời, các HTX tăng cường hoạt động liên kết tiêu thụ sản phẩm với nông dân, qua đó giúp cho tỷ lệ tiêu thụ thông qua hợp đồng tăng khá mạnh, đạt trên 30%, nhất là với sản phẩm cây có múi. Nỗi bật là hoạt động sản xuất, tiêu thụ cây có múi an toàn của HTX Mường Động (Kim Bôi); mô hình sản xuất, tiêu thụ cây có múi VietGAP Đác Tra (Cao Phong); hoạt động sản xuất, tiêu thụ liên nhóm rau hữu cơ Lương Sơn; mô hình sản xuất, tiêu thụ rau an toàn xã Lạc Long, thị trấn Thanh Hà (Lạc Thủy)... Hiện trên địa bàn tỉnh đã hỗ trợ xây dựng cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm trồng trọt an toàn tại các huyện Lương Sơn, Đà Bắc, Lạc Thủy và thành phố Hòa Bình, trong đó có 1 cửa hàng được Bộ NN&PTNT xác nhận kiểm soát an toàn thực phẩm theo chuỗi của HTX nông sản hữu cơ Lương Sơn.

Hà Thu

Các tin khác


Quý I, tổng Quỹ Hỗ trợ nông dân đạt trên 63,5 tỷ đồng

Trong quý I/2024, Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh tích cực phối hợp với Hội Nông dân các huyện, thành phố tổ chức giải ngân vốn vay Quỹ Hỗ trợ nông dân từ nguồn ngân sách của tỉnh cấp năm 2024.

3 tháng, thu ngân sách nhà nước ước đạt 1.306 tỷ đồng

Theo số liệu báo cáo của UBND tỉnh, thu ngân sách Nhà nước của tỉnh ước thực hiện hết tháng 3/2024 đạt 1.306 tỷ đồng, bằng 32% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao, bằng 23% so với chỉ tiêu Nghị quyết Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh và bằng 153% so với cùng kỳ.

Toàn tỉnh có gần 5 nghìn lồng nuôi cá

Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, từ đầu năm đến nay, tình hình sản xuất thủy sản trong tỉnh ổn định. Hiện toàn tỉnh có diện tích nuôi cá ao, nuôi cá ruộng là 2.695 ha (nuôi kết hợp ở các hồ thủy lợi 1,2 nghìn ha); số lồng nuôi cá có 4.987 lồng. Trong 3 tháng đầu năm 2024, sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt 2.472 tấn; các cơ sở sản xuất được 9 triệu con cá giống các loại phục vụ cho sản xuất.

Triển vọng nghề nuôi dê núi ở vùng cao Đà Bắc

Tận dụng tiềm năng, lợi thế về bãi chăn thả, nguồn thức ăn, những năm qua, người dân trên địa bàn huyện Đà Bắc chú trọng chuyển đổi từ nuôi trâu, bò sang nuôi dê. Với ưu điểm "chỉ ăn cỏ, uống nước lã”, nuôi dê trở thành hướng đi đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Huy động trên 11 nghìn ngày công làm công tác dân vận

Thực hiện công tác dân vận, trong 5 năm qua (2019 - 2024), LLVT tỉnh và các đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn đã tổ chức 47 đợt "Hành quân huấn luyện dã ngoại kết hợp làm công tác dân vận”. Qua đó huy động 11.132 ngày công của CB,CS, trên 1.000 lượt phương tiện tham gia giúp dân lao động sản xuất, vệ sinh môi trường, sửa chữa nhà ở.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục