(HBĐT) - Tháng 2/1945, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của xứ ủy Bắc kỳ, Ban cán sự Đảng tỉnh đã quyết định thành lập Khu căn cứ cách mạng Tu Lý – Hiền Lương. Đây là một trong 4 khu căn cứ cách mạng của tỉnh nằm trong chiến khu Hòa – Ninh – Thanh (Chiến khu Quang Trung) trong thời kỳ tiền khởi nghĩa tháng 8/1945.


Tại khu căn cứ này đã tổ chức được lớp huấn luyện quân sự sớm nhất trong toàn tỉnh. Từ đây, phong trào cách mạng nhanh chóng lan rộng ra các khu vực xung quanh. Với sự đùm bọc, giúp đỡ tận tình của nhân dân trong vùng, lực lượng cách mạng tại Khu căn cứ Tu Lý – Hiền Lương ngày một lớn mạnh, góp phần quan trọng vào thắng lợi của cuộc khởi nghĩa giành chính quyền tháng 8/1945 tại tỉnh lỵ, châu lỵ chợ Bờ, suối Rút, phố Vãng của tỉnh và huyện Mộc Châu (Sơn La). Năm 1946, lực lượng khu căn cứ cách mạng Tu Lý – Hiền Lương đã phối hợp chặt chẽ với các lực lượng cách mạng khác của tỉnh tiêu diệt gọn Đảng Đại Việt Duy Dân đến chiếm Mường Diềm làm đại bản doanh, âm mưu lật đổ chính quyền của tỉnh. Năm 1996, khu căn cứ được xếp hạng di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia. Tại xóm Mạ - xã Tu Lý và xóm Rồng – xã Hiền Lương đã xây dựng nhà bia lưu niệm Khu di tích lịch sử cách mạng Tu Lý – Hiền Lương, trở thành điểm giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ.


Du lịch cộng đồng xóm Ké, xã Hiền Lương (Đà Bắc) thu hút khách du lịch tìm hiểu, khám phá bản sắc văn hóa dân tộc, tạo thu nhập kinh tế.

Trở lại Hiền Lương vào một ngày thu tháng Tám, vùng đất chiến khu xưa nay đang chuyển mình trong công cuộc xây dựng nông thôn mới. Là xã vùng hồ, tổng diện tích tự nhiên trên 4.000 ha nhưng đất sản xuất nông nghiệp ít, chủ yếu là đất lâm nghiệp. Cấp ủy, chính quyền xã đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo nhân dân khai thác, tận dụng triệt để diện tích đất nông nghiệp hiện có để sản xuất, gieo trồng. Đến thời điểm này, bà con đã cấy xong lúa hè thu với diện tích 11,5 ha, gieo trồng 140 ha ngô, đang tiến hành chăm sóc, làm cỏ 45 ha sắn, 20 ha dong riềng, 1 ha khoai sọ, gừng 3 ha, đậu, lạc 3 ha, rau các loại 7,5 ha. Chăn nuôi gia súc, gia cầm được chú trọng phát triển với tổng đàn trâu 220 con, bò 316 con, dê 635 con, đàn gia cầm trên 16.000 con.

Khai thác lợi thế vùng hồ, những năm gần đây, bà con đầu tư mở rộng diện tích nuôi trồng các loài cá đặc sản mang lại giá trị kinh tế cao. Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản toàn xã hiện có 12,1 ha, trong đó ao nuôi cá 4 ha, diện tích cá lồng 8,1 ha với tổng số lồng nuôi 389 lồng. Có 123 lồng cá các hộ dân tự đầu tư, 131 lồng do tổ chức, cá nhân tự đầu tư, 135 lồng được hỗ trợ theo Quyết định số 10 của UBND tỉnh. Sản lượng khai thác cá từ đầu năm đến nay đạt trên 30 tấn, xuất bán cá lồng trên 6,8 tấn. Cũng với lợi thế vùng hồ có cảnh quan tự nhiên đẹp, phong cảnh hữu tình là điều kiện thuận lợi phát triển loại hình du lịch cộng đồng. Được sự hỗ trợ của Quỹ Australia vì nhân dân châu á và Thái Bình Dương (AFAP Việt Nam) về kinh phí đầu tư xây dựng, cải tạo nhà lưu trú, mua sắm vật dụng như chăn, ga, gối đệm…, tập huấn kiến thức, kỹ năng làm du lịch cộng đồng, một số hộ dân xóm Ké đã tham gia làm du lịch cộng đồng. Đây là một nghề hoàn toàn mới mẻ với người dân nơi đây nhưng bước đầu cho thấy hiệu quả tích cực, thu hút nhiều du khách trong, ngoài nước đến tìm hiểu, khám phá cuộc sống, sinh hoạt, bản sắc văn hóa của cư dân bản địa.

Gắn phát triển KT-XH với xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống văn hóa, vật chất, tinh thần của nhân dân, trên cơ sở xác định các lợi thế của địa phương xã đã quy hoạch vùng sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản, phát triển dịch vụ. Lồng ghép các dự án để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Bộ mặt nông thôn từng bước được đổi thay. Đến nay xã đã đạt 14/19 tiêu chí xã nông thôn mới, trong năm nay phấn đấu đạt thêm 1 tiêu chí. Các công trình đường nội thôn, sân vận động, bãi gom rác thải… tiếp tục được đầu tư xây dựng. Công tác giáo dục, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được quan tâm. Chất lượng giáo dục được nâng lên, năm học 2017-2018, tỷ lệ trẻ 5 tuổi ra lớp 1 đạt 100%, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS và học sinh hoàn thành chương trình tiểu học đạt 100%. Các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế, DS-KHHGĐ được triển khai đầy đủ. Vào các ngày lễ lớn, Tết cổ truyền, trên mảnh đất chiến khu xưa sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, giải thi đấu các môn thể thao cổ truyền bắn nỏ, kéo co, đẩy gậy được tổ chức tạo không khí tươi vui, phấn khởi trong nhân dân, từ đó có thêm động lực hăng say trong lao động, sản xuất, góp phần xây dựng quê hương ngày cảng đổi mới.


Hà Thu


Các tin khác


Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục