(HBĐT) - Chúng tôi cảm nhận được sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế tích cực từ nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ khi đến thăm làng nghề gỗ lũa và đá cảnh Lâm Sơn (Lương Sơn) vào đầu tháng 9. Làng nghề nằm dọc QL 6, trên địa bàn xóm Đoàn Kết, cách không xa trụ sở UBND xã Lâm Sơn. Nhiều sản phẩm đồ mỹ nghệ thủ công, đá cảnh đẹp, ấn tượng được trưng bày tại các cơ sở sản xuất. Các cơ sở làm nghề hoạt động khá sôi động. Nhiều khách bộ hành, khách thăm quan tìm hiểu, chiêm ngưỡng sản phẩm đồ mỹ nghệ của làng nghề. Các nghệ nhân, thợ lành nghề miệt mài lao động sáng tạo những sản phẩm riêng có từ nguyên liệu gỗ, đá cảnh ở địa phương và các vùng, miền chuyển về.


Tác phẩm con cóc được chế tác từ gỗ quý ở cơ sở sản xuất của anh Đoàn Xuân Thành có tính thẩm mỹ và giá trị cao.

Cơ sở chế tác đá cảnh của ông Lê Huy Sơn hiện có hàng trăm sản phẩm trưng bày trong khuôn viên mang đậm chất phong thủy, có tính nghệ thuật cao. Trước cửa nhà là những khối đá quý muôn sắc màu được gọt rũa tinh vi. Các loại cây cảnh, bể cá, gốc si, tác phẩm đá Ngũ Phúc, có loại đá cảnh được mua từ Kim Bôi, cũng có những loại đá quý Mã Não một loại đá quý từ Gia Lai mang về chế tác thành tác phẩm mỹ thuật; đôi rồng ngậm ngọc tạo phong thủy sau nhà… ông Sơn cho biết: Tôi đến với nghề như một cơ duyên và đam mê nghệ thuật, do tính cách quảng đại, đông bạn bè làm ngành mỹ thuật, chuyên gia phong thuỷ. Đến nay, cứ ngồi ngắm tác phẩm tự chế tác tôi cũng thật hạnh phúc, vừa làm vừa chơi đem lại sự vui tươi, thanh thản lại có thu nhập dư dả.

Anh Đoàn Xuân Thành, Trưởng làng nghề chế tác gỗ lũa, đá cảnh Lâm Sơn cho biết: Nghề chế tác gỗ lũa, đá cảnh là loại nghề đặc biệt, đòi hỏi có đam mê và đầu óc giàu sức tưởng tượng để tạo ra các sản phẩm tinh tế, bảo đảm yêu cầu về thẩm mỹ của khách hàng. Nghề chế tác gỗ lũa, đá cảnh đã có mặt ở Lâm Sơn được hơn 20 năm nay. Ban đầu chỉ là một số hộ dân trưng bày các sản phẩm hình đá cảnh, gỗ rừng còn sơ sài từ những nguyên liệu sẵn có của địa phương. Những năm gần đây, các cơ sở sản xuất phát triển khá nhanh, kể cả về quy mô lẫn chất lượng chế tác các sản phẩm mỹ nghệ từ gỗ, các loại gốc cây, đá cảnh, được các nghệ nhân, thợ lành nghề sáng tạo thành các sản phẩm bàn ghế, tủ kệ, thượng, các loại linh vật... ngày càng được khách hàng tìm kiếm.

Năm 2017, UBND tỉnh ra quyết định thành lập làng nghề gỗ lũa, đá cảnh xã Lâm Sơn. Hiện làng nghề có khoảng 10 nghệ nhân và gần 100 công nhân kỹ thuật lành nghề, tạo ra những sản phẩm mỹ nghệ có chất lượng cao, góp phần giải quyết việc làm và tạo thu nhập cho người dân trong khu vực. Riêng cơ sở sản xuất của anh Đoàn Xuân Thành có 4 người trực tiếp tham gia sản xuất hàng mỹ nghệ gỗ lũa như bàn ghế, các linh vật, đã cung cấp ra thị trường hàng trăm sản phẩm, trong đó có nhiều sản phẩm quý được chế tác từ các loại gỗ quý hiếm, có giá trị nghệ thuật cao như Long Châu, Ngũ Phúc, con cóc… chinh phục những khách hàng khó tính, nhiều người ao ước muốn sở hữu. Nhiều cơ sở khác cũng hoạt động khá hiệu quả, tạo việc làm, mang lại thu nhập cao cho người dân như cơ sở của gỗ lũa của anh Trần Xuân Thể; Đình Ninh, Trần Xuân Tú…

Sản phẩm của làng nghề gỗ lũa, đá cảnh Lâm Sơn thường xuyên tham gia hội chợ ở các tỉnh khu vực phía Bắc như: Hải Dương, Hải Phòng, Nam Định, Hà Nam và một số tỉnh phía Nam. Qua đó góp phần giới thiệu, đưa các sản phẩm đến gần hơn với khách hàng. Hiện có 53 hộ (chủ yếu ở xóm Đoàn Kết) tham gia nghề chế tác gỗ lũa, đá cảnh với thu nhập bình quân đạt 7 triệu đồng/người/ tháng, khá cao so với mặt bằng dân cư. Các hội viên mong muốn được tiếp cận thông tin về thị trường tiêu thụ, có quỹ đất để giới thiệu sản phẩm, tiếp cận các nguồn vốn hỗ trợ khuyến công, phát triển làng nghề ổn định và bền vững.

L.C

Các tin khác


Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản hàng năm đạt khoảng 850 tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản, gồm 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và 6 hộ kinh doanh.

Bảo vệ thuỷ sản mùa nắng nóng, mưa lũ

Nắng nóng, mưa lũ làm cho các yếu tố môi trường thay đổi dễ gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi trồng. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động các giải pháp để bảo vệ cá nuôi, hạn chế thiệt hại.

Giá vàng sáng 22/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng 22/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty kinh doanh vàng như sau:

500 đoàn viên, người lao động tham dự hội chợ việc làm huyện Đà Bắc

Trung tâm Lao động ngoài nước, Bộ LĐ-TB&XH phối hợp Sở LĐ-TB&XH tỉnh Hoà Bình, UBND huyện Đà Bắc vừa tổ chức hội chợ việc làm. 500 đoàn viên thanh viên, người lao động đến từ các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã tham dự.

Giá vàng sáng 21/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng ngày 21/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty vàng như sau:

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục