(HBĐT) - Đồng chí Phạm Thị Phương, Chủ tịch Hội LHPN huyện Tân Lạc cho biết: "Đưa cây trồng hàng năm vào diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả huyện Tân Lạc giai đoạn 2014-2020” là chủ trương được nêu rõ trong Nghị quyết số 12, ngày 18/4/2014 của BTV Huyện uỷ. Thực hiện chủ trương của huyện, các cấp Hội Phụ nữ trong huyện đã thực hiện hiệu quả phong trào thi đua "Phụ nữ làm kinh tế giỏi, tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi hiệu quả”, qua đó đem lại thu nhập ổn định, nâng cao đời sống cho các gia đình hội viên phụ nữ (HVPN).


Cán bộ Hội LHPN xã Bắc Sơn (bên trái) tư vấn hội viên chuyển đổi diện tích thâm canh kém hiệu quả sang trồng cây cho năng suất, hiệu quả cao hơn. 

Gia đình chị Phạm Thị Vân, hội viên Chi hội phụ nữ xóm Chùa, xã Tử Nê từng có nhiều năm vất vả với việc lựa chọn loại cây trồng phù hợp trên diện tích đất trồng lúa thiếu nước. Tuy nhiên, từ khi thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, gia đình chị đã thành công với mô hình trồng hoa trên diện tích đất trồng lúa thiếu nước của gia đình. Với 500 m2 đất, gia đình chị trồng các loại hoa: cúc, lay ơn, ngũ sắc… Hoa trồng sinh trưởng tốt, đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Vào dịp mùng một, ngày rằm, đặc biệt là Tết Nguyên đán, gia đình chị đều có hoa phục vụ khách mua buôn, mua lẻ. Theo tính toán, mỗi sào đất trồng hoa, sau 3 tháng sẽ thu 60 triệu đồng, trừ chi phí lãi khoảng 40 triệu đồng.
 
Đi đầu trong việc đưa cây trồng hàng năm vào diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả phải kể đến xã Địch Giáo, trong đó HVPN xã đóng vai trò quan trọng. Địch Giáo hiện có 200 ha cấy lúa nước. Trong đó chỉ có 125 ha đảm bảo nước cấy 2 vụ, còn lại 75 ha phụ thuộc hoàn toàn vào nước mưa. Thực hiện Nghị quyết số 12 của Huyện uỷ, xã Địch Giáo đã rà soát, đánh giá hiện trạng và tổ chức tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên, nhân dân từng bước chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Năm 2017, qua tìm hiểu một số mô hình ở địa phương khác và các công ty có nhu cầu tiêu thụ giống cây, xã đã chủ động tìm đến Công ty CP Inka Việt Nam chi nhánh tại Hoà Bình, ký hợp đồng trồng và tiêu thụ cây Sachi - loại cây thuộc họ thầu dầu, xuất xứ từ Nam Mỹ. Xã triển khai trồng thí điểm tại xóm Khạng với diện tích 1, 5 ha. Nhờ thực hiện theo đúng quy trình kỹ thuật, sau 6 tháng, cây Sachi đã cho thu hoạch. Đây là cây trồng cho khai thác quanh năm với khoảng thời gian từ 10 năm trở lên. ước tính ban đầu, 1 ha Sachi cho thu lãi từ 150 - 200 triệu đồng. Tiêu biểu của phong trào trồng Sachi có gia đình hội viên Hà Thị Hạnh, xóm Khạng. Gia đình chị Hạnh trồng 2.500 m2 Sachi và thu 45 triệu đồng (đã trừ chi phí) ngay năm đầu tiên, chị còn là một trưởng xóm, HVPN tích cực, nhiệt tình vận động chị em mạnh dạn chuyển đổi trồng giống cây mới. Cùng với đó, chị Hạnh tích cực giới thiệu, quảng bá mô hình trồng cây Sachi khi có các đoàn thăm quan, học tập kinh nghiệm.
 
Những năm gần đây, Đông Lai cũng nổi lên là xã năng động, sáng tạo, quyết tâm đưa cây trồng có hiệu quả kinh tế cao vào diện tích vườn tạp, đồi trống. Bên cạnh những kết quả nổi bật trồng bưởi đỏ, bưởi da xanh cho thu nhập mỗi năm hàng trăm triệu đồng thì cây sả cũng được bà con, chị em trồng trở thành "cây xoá đói, giảm nghèo”. Hiện toàn xã có 44, 5 ha sả với thu nhập ổn định từ 60 - 80 triệu đồng /ha/năm. Gia đình chị Bùi Thị Mơ, chi hội xóm Bái Trang 1 là hội viên tiêu biểu thực hiện chuyển đổi diện tích đất kém hiệu quả sang trồng sả với thu nhập ổn định trên 60 triệu đồng /năm/ha.
 
Song song với thâm canh tăng vụ, chuyển đổi giống cây trồng, việc hình thành các vùng sản xuất, HTX, tổ liên kết tham gia chuỗi giá trị sản xuất cũng đem lại hiệu quả tích cực. HTX sản xuất rau an toàn Quyết Chiến là một trong những HTX đầu tiên của huyện do phụ nữ làm chủ, đi vào hoạt động có hiệu quả. Hiện, HTX có trên 5 ha trồng su su, đậu, hoa, cây cảnh, cây gia vị, dược liệu…
 
Đồng chí Phạm Thị Phương chia sẻ thêm: Để chuyển đổi cơ cấu cây trồng đạt hiệu quả theo tinh thần Nghị quyết của Huyện uỷ, Hội LHPN huyện đã chỉ đạo, đẩy mạnh phong trào thi đua "Phụ nữ làm kinh tế giỏi, tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi hiệu quả”. Trong 3 năm (2014-2018), các cấp Hội LHPN trong huyện đã phối hợp với Trạm KN -KL, các công ty, doanh nghiệp tổ chức 132 lớp tập huấn, chuyển giao KH -KT về trồng trọt, đưa cây giống mới vào canh tác, sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, cách chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh… qua đó đã có trên 7.780 lượt HVPN được bồi dưỡng, nâng cao kiến thức. Trên cơ sở kiến thức được cung cấp, chị em đã biết áp dụng vào sản xuất, tích cực tham gia đề án, dự án phát triển kinh tế của huyện. Cùng với đó, chị em mạnh dạn vay vốn ngân hàng đầu tư phát triển kinh tế đem lại hiệu quả cao. Đã có nhiều hội viên năng động, sáng tạo, mạnh dạn đi đầu trong chuyển đổi cây trồng, biết tận dụng thế mạnh của từng vùng, vươn lên làm giàu chính đáng và là điển hình làm kinh tế giỏi.

 

                                                                                              H.D

Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục