(HBĐT) - Qua nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXII, huyện Kim Bôi đạt những kết quả quan trọng. Tăng trưởng kinh tế bình quân 3 năm (2015- 2018) đạt 14,1%.

Trong đó nông, lâm nghiệp tăng 5,33%; tiểu thủ công nghiệp, xây dựng tăng 18,23%, dịch vụ tăng 17,51%. Cơ cấu kinh tế nông, lâm nghiệp; tiểu thủ công nghiệp, xây dựng; dịch vụ lần lượt là 30,3%, 17,2%, 52,2% (tất cả vượt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội). Thu nhập bình quân đạt 21 triệu đồng /người/năm. Các tiềm năng, lợi thế về lao động, đất đai, tài nguyên được huyện khai thác ngày càng hiệu quả. 


Người dân xóm Khoang, xã Sơn Thủy (Kim Bôi) đầu tư trồng nhãn phát triển kinh tế gia đình. 

Thời gian qua, huyện đã tăng cường công tác chỉ đạo thực hiện các giải pháp phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân. Theo đó, huyện đã lồng ghép các nguồn vốn đầu tư kết cấu hạ tầng, chuyển giao khoa học, kỹ thuật, triển khai nhiều mô hình hỗ trợ người dân phát triển sản xuất theo hướng bền vững gắn kết với thị trường tiêu thụ. Nhiều mô hình đã có hiệu quả ban đầu như các mô hình: trồng mít Thái, trồng chuối tiêu hồng, bí xanh, dưa chuột bao tử, các loại giống lúa… Cùng với đó, huyện chú trọng liên kết với doanh nghiệp, tổ chức thực hiện các chuỗi sản xuất liên kết như chuỗi trồng bí đỏ lấy hạt với diện tích 84,7 ha; chuỗi mướp đắng lấy hạt 2,6 ha; chuỗi ngô ngọt 78,5 ha; chuỗi dưa chuột Nhật 15,3 ha, chuỗi ớt 4 ha… mở ra những cơ hội đưa các giống cây trồng phù hợp với thế mạnh, tiềm năng của nhiều xã trên địa bàn, mang lại thu nhập đáng kể cho nông dân.
 
Trong đó phải kể đến xã vùng 135 Thượng Bì đời sống nhân dân đã cải thiện đáng kể từ việc đa dạng hóa cây trồng. Thực hiện những mô hình sản xuất mới, xã đưa vào trồng bí đỏ lấy hạt, ớt xuất khẩu, mít Thái… ông Bùi Trọng Khuyến, người dân thôn Bơ Bờ cho biết: Các mô hình trồng bí đỏ lấy hạt cho hiệu quả cao gấp 10 lần trồng lúa. Ngoài ra, các cây trồng như mít Thái, ớt xuất khẩu cũng cho thu nhập khá. Cả xóm có trên 3 ha mít Thái đã cho thu hoạch, trung bình mỗi cây cho thu 1 tạ, giá bán 20.000 - 25.000 đồng /kg, cho thu nhập từ 2,5- 3 triệu đồng /cây. Cây nhãn cũng thu nhập tương đương…
 
Không chỉ ở Thượng Bì, phong trào chuyển đổi cơ cấu cây trồng cũng diễn ra mạnh mẽ ở nhiều xã trên địa bàn huyện như: Mỵ Hòa, Tú Sơn, Đú Sáng, Bắc Sơn, Nam Thượng, Sào Báy. Những năm gần đây, huyện tập trung chỉ đạo các xã phát triển vùng cây ăn quả, cây có múi mang lại hiệu quả thiết thực, bước đầu hình thành một số vùng cây ăn quả tập trung với các sản phẩm như: cam lòng vàng, cam V2, cam đường, bưởi Diễn, bưởi da xanh, nhãn Hương Chi phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, cho năng suất và hiệu quả cao, tạo bước chuyển tích cực trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao giá trị trồng trọt và đời sống nhân dân.
 
Đến nay, huyện Kim Bôi đã hình thành vùng sản xuất chuyên canh: Vùng cây ăn quả có múi với diện tích 1.000 ha, tập trung ở các xã: Kim Sơn, Tú Sơn, Vĩnh Tiến, Bình Sơn, Mỵ Hòa. Vùng trồng nhãn 230 ha ở các xã: Sơn Thủy, Thượng Bì, Bắc Sơn. Vùng sản xuất hạt giống bí đỏ, mướp đắng gần 200 ha ở các xã: Đú Sáng, Tú Sơn, Sơn Thủy, Thượng Bì, Hợp Đồng, Thượng Tiến, Đông Bắc, Bắc Sơn. Vùng sản xuất bí xanh, bí đỏ thương phẩm với khoảng 500 ha tại các xã: Nam Thượng, Sào Báy, Đú Sáng, Vĩnh Tiến…
 
Hiện nay, huyện Kim Bôi tiếp tục chỉ đạo các xã, thị trấn thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, hỗ trợ, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất, thâm canh, quan tâm tới các nguồn giống có chất lượng, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, áp dụng quy trình sản xuất an toàn, thực hiện liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, xây dựng vùng sản xuất hàng hóa, góp phần giảm nghèo bền vững.
 
                                                                                          H.L

Các tin khác


Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản hàng năm đạt khoảng 850 tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản, gồm 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và 6 hộ kinh doanh.

Bảo vệ thuỷ sản mùa nắng nóng, mưa lũ

Nắng nóng, mưa lũ làm cho các yếu tố môi trường thay đổi dễ gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi trồng. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động các giải pháp để bảo vệ cá nuôi, hạn chế thiệt hại.

Giá vàng sáng 22/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng 22/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty kinh doanh vàng như sau:

500 đoàn viên, người lao động tham dự hội chợ việc làm huyện Đà Bắc

Trung tâm Lao động ngoài nước, Bộ LĐ-TB&XH phối hợp Sở LĐ-TB&XH tỉnh Hoà Bình, UBND huyện Đà Bắc vừa tổ chức hội chợ việc làm. 500 đoàn viên thanh viên, người lao động đến từ các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã tham dự.

Giá vàng sáng 21/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng ngày 21/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty vàng như sau:

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục