(HBĐT) - Sau khi rau su su Tân Lạc được chứng nhận nhãn hiệu tập thể vào tháng 9/2016, nông dân huyện Tân Lạc tiếp tục đón nhận nhãn hiệu tập thể bưởi đỏ Tân Lạc vào tháng 12/2017. Năm 2018, nhãn hiệu đang được huyện xúc tiến xây dựng để được chứng nhận nhãn hiệu tập thể là cây quýt Nam Sơn.


Chia sẻ những quan tâm của địa phương về phát triển thương hiệu nông sản, đồng chí Bùi Thị Mão, Phó phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện cho biết: Huyện ủy, UBND huyện Tân Lạc đặc biệt coi trọng công tác phát triển thương hiệu cũng như nhiệm vụ khoa học công nghệ. Đơn cử trong 2 năm 2016 -2017, UBND huyện chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu và phát triển hệ thống nông nghiệp xây dựng nhãn hiệu tập thể "Bưởi đỏ Tân Lạc”, xác định đây là cơ hội để địa phương tiếp tục phát triển sản xuất bưởi đỏ, từng bước xây dựng thương hiệu. Sau khi bưởi đỏ Tân Lạc được cấp chứng nhận, công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về phát triển cây bưởi đỏ, bưởi da xanh tiếp tục được đẩy mạnh. Huyện khuyến khích, vận động nhân dân cải tạo vườn tạp, tích tụ đất, ứng dụng KHKT để phát triển thành vùng chuyên canh bưởi lớn trên phạm vi toàn huyện. Trên đà thương hiệu đã có, sản phẩm bưởi đỏ mở rộng thị trường tiêu thụ trong và ngoài tỉnh. Huyện còn tập trung chỉ đạo thực hiện tốt công tác chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất, đầu tư xây dựng các cơ sở bảo quản sản phẩm nông sản sau thu hoạch nhằm tăng giá trị sản phẩm hàng hóa.


Năm 2017, HTX sản xuất và tiêu thụ bưởi đỏ Tân Lạc được hỗ trợ máy móc và nhãn hiệu để xây dựng thương hiệu.

Rau su su Tân Lạc cách đây vài năm mặc dù đã được chứng nhận nhãn hiệu tập thể nhưng chưa được nhiều thị trường biết đến, giá cả bấp bênh, thậm chí có thời điểm phải "núp bóng” rau su su của Tam Đảo (Vĩnh Phúc). Tuy nhiên, với nhiều nỗ lực của huyện, sự phối hợp của các cơ quan chuyên môn của tỉnh, rau su su Tân Lạc dần tìm được chỗ đứng, chiếm lĩnh thị trường. Minh chứng là với sự ra đời của HTX Quyết Thắng, xã Quyết Chiến đã tập hợp được các thành viên tham gia sản xuất rau su su theo phương thức an toàn. Tiếp đó, nông dân được chuyển giao KHKT, trồng, chăm sóc rau su su theo quy trình VietGAP và tham gia vào chuỗi giá trị nông sản. Bên cạnh khẳng định chất lượng, sản phẩm rau su su đã được đóng gói, có tem nhãn, xuất xứ đầy đủ, đồng thời được tỉnh, huyện hỗ trợ các thông tin, quảng bá sản phẩm và tìm kiếm thị trường. Sau nhiều nỗ lực, sản phẩm rau su su Tân Lạc tại vùng trồng tập trung xã Quyết Chiến và một số xã lân cận Lũng Vân, Nam Sơn đã tìm được đầu ra và giá cả ổn định hơn. Đặc biệt, thương hiệu rau su su Tân Lạc đã được người tiêu dùng ngoại tỉnh ưa chuộng, tin dùng. Hiện nay, rau su su đã được đưa vào tiêu thụ tại một số siêu thị và chuỗi thực phẩm của Thủ đô Hà Nội.

Trong công cuộc tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng hiệu quả và bền vững, huyện Tân Lạc đã và đang xác định việc xây dựng, phát triển thương hiệu là hành trang thiết yếu để sản phẩm nông sản của địa phương có thể đạt mục tiêu tạo dựng danh tiếng, vươn ra các thị trường lớn, từ đó nâng cao giá trị, tăng lợi nhuận và thu nhập cho hộ làm nông nghiệp, đồng thời thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương. Bằng những quan tâm, chỉ đạo sát sao về phát triển thương hiệu, cây quýt Nam Sơn đang được Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với huyện, xã triển khai các bước tổng hợp danh mục, rà soát và lựa chọn số hộ cam kết, đăng ký tham gia. Sau khi hoàn thành các thủ tục để được chứng nhận, huyện trực tiếp đứng ra tổ chức công bố thương hiệu và có các động thái quảng bá, hỗ trợ xúc tiến thương mại. Sau quýt Nam Sơn, huyện sẽ tiến hành xây dựng thương hiệu khoai lang Phú Cường ở giai đoạn từ nay đến năm 2020 theo Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đã được tỉnh phê duyệt. Đây cũng là 2 sản phẩm của huyện trong số 35 sản phẩm toàn tỉnh được ưu tiên hỗ trợ cấp chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể.


Bùi Minh

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục