(HBĐT) - Huyện Lương Sơn có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế nông nghiệp và được xác định là huyện kinh tế trọng điểm của tỉnh ta. Đây cũng là địa phương đã khởi động tốt quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.


Lựa chọn rau hữu cơ là cây trồng chủ lực, người dân xã Nhuận Trạch (Lương Sơn) nâng cao thu nhập từ sản xuất nông nghiệp, góp phần tạo thành công bước đầu cho quá trình tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt của địa phương.

Trong 5 năm qua, kinh tế nông nghiệp của huyện đã có bước chuyển mình quan trọng, góp phần củng cố thế và lực cho địa phương trong giai đoạn phát triển mới.  So với các huyện khác trong tỉnh, huyện Lương Sơn có xuất phát điểm khá thuận lợi khi bắt đầu thực hiện lộ trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Thống kê trong giai đoạn 2011-2015, tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp của huyện đạt bình quân 4,52%/năm, tốc độ tăng trưởng đạt bình quân 3,88%/năm. Đến năm 2015, giá trị sản xuất của ngành đạt trên 1.577 tỷ đồng, chiếm khoảng 20,7% cơ cấu kinh tế chung của huyện.

 

Trong nội bộ ngành, tỷ trọng nông nghiệp chiếm 93%,lâm nghiệp 4,85%, thủy sản 2,15%. Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp đạt khá, sản xuất chuyển dịch theo hướng tích cực, kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất từng bước được cải thiện. Trên địa bàn huyện dần hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

Tuy nhiên, theo đánh giá của UBND huyện, cơ cấu ngành nông nghiệp chuyển dịch còn chậm, kết quả đạt được chưa tương xứng, chưa khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế so sánh của địa phương. Trong đó, hình thức tăng trưởng mới chỉ tạo ra khối lượng nhiều nhưng chất lượng, giá trị thấp; hiệu quả sử dụng tài nguyên chưa cao; chất lượng và sức cạnh tranh của nông sản còn thấp; sản xuất chưa gắn với thị trường; mức độ thâm canh, áp dụng KHKT hạn chế; thu nhập của đại đa số người làm nông nghiệp bấp bênh do chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khách quan; nguy cơ thoái hóa đất, ô nhiễm môi trường, mất an toàn vệ sinh thực phẩm luôn thường trực.... Trước thực trạng đó, huyện Lương Sơn xác định việc thực hiện Đề án "Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững huyện Lương Sơn đến năm 2020” là hết sức cần thiết. Qua đó sẽ tạo nguồn lực trọng tâm để phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững cả về kinh tế, xã hội và môi trường, hướng tới xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, hiệu quả, có khả năng cạnh tranh cao gắn với xây dựng nông thôn mới toàn diện.

 

Ngay trong những năm đầu thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, huyện Lương Sơn đã xác định quan điểm xuyên suốt là: Tái cơ cấu phải phù hợp với từng vùng, từng lĩnh vực, chuyển mạnh từ phát triển theo chiều rộng lấy số lượng sang nâng cao chất lượng, hiệu quả thể hiện bằng giá trị, lợi nhuận, bền vững. Để làm được điều đó, huyện xác định trọng tâm của tái cơ cấu là đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; tập trung thâm canh các cây trồng, vật nuôi chủ lực của địa phương; áp dụng KHKT là khâu đột phá nâng cao chất lượng, giảm giá thành, gắn sản xuất với nhu cầu của thị trường, hướng tới mục tiêu nâng cao hiệu quả sản xuất và thu nhập cho người nông dân, đảm bảo gia tăng mức độ bền vững của nền kinh tế nông nghiệp.

Bám sát định hướng chung, các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Lương Sơn đã cụ thể hóa nội dung đề án phù hợp với từng địa bàn, từ đó cùng tạo ra sức mạnh tổng hợp để kinh tế nông nghiệp huyện nhà được những bước chuyển mình quan trọng. Trong 5 năm (2013-2017), thực hiện tái cơ cấu, tốc độ tăng bình quân giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản đạt 4,13%/năm; giá trị sản xuất trên 1 ha canh tác tăng từ 87 triệu đồng/ha/năm (năm 2013) lên 168,9 triệu đồng/ha/năm (năm 2017), bình quân đạt 18,05%/năm. Nhờ nâng cao hiệu quả sản xuất, mức thu nhập bình quân đầu người khu vực nông nghiệp cũng được nâng cao, tỷ lệ hộ nghèo năm 2017 còn 4,83%, giảm 2,53% so với năm 2013.

Cùng với nỗ lực đầu tư cải thiện cơ sở hạ tầng, huyện Lương Sơn đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp, chú trọng chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng tăng dần diện tích các loại cây có giá trị kinh tế, hàng hoá cao nhươ rau, hoa, cây cảnh, cây dược liệu, một số loại cây ăn quả lợi thế… và giảm dần diện tích các loại cây trồng có giá trị kinh tế thấp nhơư khoai lang, sắn, đậu tương… Đặc biệt, nhiều tiến bộ kỹ thuật mới về giống, biện pháp thâm canh, bảo quản và tiêu thụ nông sản sau thu hoạch... được áp dụng đã góp phần tích cực thúc đẩy phát triển sản xuất.

Trên địa bàn huyện đã hình thành các chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, đồng thời ngày càng nhân rộng các mô hình mang tới hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất, như mô hình trồng bưởi da xanh, bưởi diễn cho thu nhập trên 350 triệu đồng/ha; trồng nhãn thu nhập trên 250 triệu đồng/ha; trồng rau hữu cơ thu nhập trên 300 triệu đồng/ha; trồng bí xanh thu nhập trên 120 triệu/ha/vụ... Đó chính là những bằng chứng sống động và đầy thuyết phục cho thấy nền kinh tế nông nghiệp của huyện Lương Sơn đã tích cực chuyển mình ngay trong 5 năm đầu thực hiện tái cơ cấu.

Đồng chí Nguyễn Văn Danh, Phó Chủ tịch UBND huyện Lương Sơn khẳng định: Huyện Lương Sơn đã, đang và sẽ tiếp tục đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Bởi đây là một chủ trương hết sức đúng đắn, cùng với Chương trình xây dựng nông thôn mới đã giúp thay đổi diện mạo nông nghiệp, nông thôn và cải thiện đáng kể đời sống của nhân dân. Sau 5 năm tích cực cơ cấu lại, kinh tế nông nghiệp của huyện đã thực sự chuyển mình theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. So sánh với bộ tiêu chí giám sát, đánh giá cơ cấu lại ngành nông nghiệp có thể thấy một số kết quả rất đáng ghi nhận. Điển hình như mức tăng trưởng trung bình trong 5 năm đạt 4,13%/năm, cao hơn so với mục tiêu khu vực miền núi phía Bắc (3%/năm); giá trị sản phẩm thu được trên 1 ha đất trồng trọt tăng lên 168,9 triệu đồng/năm, tốc độ tăng thu nhập từ sản xuất chăn nuôi đạt trung bình 5,37%/năm, đều cao hơn so với mục tiêu khu vực; tỷ lệ nông dân được đào tạo nghề nông nghiệp đạt 46,9%, cao hơn nhiều so với mục tiêu khu vực (27%)…

Cùng với việc đạt và vượt một số chỉ tiêu quan trọng trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp, Lương Sơn còn là địa phương đi đầu trong lộ trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh. Đến nay, toàn huyện đã có 10/19 xã đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm tỷ lệ 52,6%, cao nhất so với các địa phương trong tỉnh. Những kết quả này giúp huyện Lương Sơn củng cố thêm nội lực để tạo được sự bứt phá mạnh mẽ hơn trong giai đoạn phát triển tiếp theo, xứng đáng trở thành huyện kinh tế trọng điểm./.

 

Thu Trang

 

 


Các tin khác


Hòa Bình khát vọng phát triển

Là tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn và thách thức, nhưng bằng sự đoàn kết, sáng tạo, đổi mới, Ðảng bộ chính quyền nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình đã nỗ lực phát huy cao nhất tiềm năng, lợi thế, phát triển kinh tế-xã hội nhanh và bền vững. Và Hòa Bình đang quyết tâm phấn đấu trở thành tỉnh trung bình của cả nước.

Bảo đảm phối hợp chặt chẽ, thường xuyên trong nhiệm vụ thu ngân sách Nhà nước

(HBĐT) - Năm 2023, dự toán thu ngân sách Nhà nước (NSNN) của tỉnh được HĐND tỉnh giao 7.285 tỷ đồng. Đây là nhiệm vụ nặng nề trong bối cảnh nguồn thu còn hạn hẹp, cơ cấu thu thiếu bền vững, chưa có nguồn thu chủ lực mà chủ yếu dựa vào thu từ tiền sử dụng đất…

Phát triển các mô hình kinh tế tập thể trong thanh niên

(HBĐT) - Phát huy vai trò là "hạt nhân” nòng cốt, tổ chức Đoàn các cấp trên địa bàn huyện Lạc Thủy đã tích cực kết nối, thành lập, vận động đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) tham gia các mô hình kinh tế tập thể phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương.

Khởi sắc đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Tân Lạc

(HBĐT) - Từ nguồn vốn thực hiện các chương trình, dự án và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT - XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN), huyện Tân Lạc đã chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất cũng như hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã vùng đặc biệt khó khăn (ĐBKK). Qua đó góp phần từng bước thay đổi diện mạo nông thôn, cải thiện đời sống đồng bào các dân tộc trên địa bàn.

Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm T.Ư ký kết thi đua năm 2023

(HBĐT) - Sáng 24/3, Khối thi đua các doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm T.Ư tổ chức hội nghị ký kết giao ước thi đua năm 2023.

Hội Nữ doanh nhân Hòa Bình - khát vọng vươn xa

(HBĐT) - Câu lạc bộ (CLB) Nữ doanh nhân (DN) tỉnh là thành viên của Hiệp hội Nữ DN Việt Nam, thành viên của Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Hòa Bình. CLB hoạt động với mong muốn tập hợp, kết nối tạo sự đoàn kết trong cộng đồng các nữ DN trên địa bàn tỉnh, cùng nhau chia sẻ, hợp tác, giúp đỡ nhau, góp phần nâng cao năng lực của từng doanh nghiệp do phụ nữ làm lãnh đạo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục