(HBĐT) - Chiều 24/12, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Dũng đã chủ trì hội nghị của UBND tỉnh tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Đề án đầu tư hỗ trợ 36 thôn, bản đặc biệt khó khăn nhất tỉnh (đề án).

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Dũng kết luận cuộc họp.

Năm 2013, toàn tỉnh có 36 thôn bản thuộc diện khó khăn nhất tỉnh với tỷ lệ hộ nghèo rất cao, cơ sở hạ tầng thiết yếu còn thiếu, hoặc chưa có, thu nhập và mức sống người dân rất thấp. Bình quân chỉ đạt 4,5 triệu đồng/người/năm, đạt từ 25-30% mức thu nhập bình quân của tỉnh. Cá biệt có thôn dưới mức 3 triệu đồng/người/năm như thôn Kế, xã Mường Chiềng (Đà Bắc), thôn Chếch, xã Đông Lai (Tân Lạc). Tỷ lệ hộ nghèo các thôn bản cũng rất cao, bình quân tới 60,9%, (nếu tính cả hộ cận nghèo thì tỷ lệ này là 84, 94%). Cá biệt như thôn Kế, xã Mường Chiềng tỷ lệ 95,6%; thôn Khuộc, xã Cao Dăm (Lương Sơn) tỷ lệ 92,6%; thậm chí tới 100% hộ nghèo và cận nghèo như thôn Thung Vòng, xã Do Nhân, huyện Tân Lạc. Ngày 20/1/2014, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 73/QĐ-UBND phê duyệt Đề án đầu tư, hỗ trợ 36 thôn, bản đặc biệt khó khăn nhất tỉnh. Theo đó xác định nguồn vốn đầu tư là 133,9 tỷ đồng, để đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân, duy trì, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc… Ban Dân tộc - đơn vị được giao chủ trì đã phối hợp với các sở, ngành chức năng, chính quyền các địa phương khảo sát triển khai các nội dung của đề án và đã đạt những kết quả tích cực cải thiện và nâng cao đời sống người dân.

Kết quả sau 5 năm thực hiện đề án (2014-2028), tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo của các thôn bản đã đạt được mục tiêu của đề án, bình quân giảm 5%/năm (bình quân từ 41%  năm 2014 giảm còn 31% năm 2018). Các thôn, bản đã có đường giao thông. 100% thôn, bản có công trình điện; phát triển sản xuất cơ bản đã đáp ứng nhu cầu vốn đề án với giá trị thực hiện hỗ trợ đạt 100% so với nhu cầu đề án được duyệt. Đã có 2 thôn bản là thôn Mai Hoàng Sơn, xã Mai Hịch, huyện Mai Châu và thôn Đậu Khụ, xã Thống Nhất (thành phố Hòa Bình) đã ra khỏi diện đặc biệt khó khăn.

Mặc dù vậy, do nguồn lực khó khăn, nhiều mục tiêu của đề án chưa đạt được, trên 60% hạng mục hạ tầng chưa được cấp vốn đầu tư; một số thôn, bản chưa có đường ô tô, các công trình nước sinh hoạt hợp vệ sinh chưa được đầu tư; trường học, nhà văn hóa, hệ thống kênh mương tưới tiêu còn thiếu và bị xuống cấp…Các mô hình sản xuất đã bước đầu phát huy hiệu quả nhưng còn ít, tính lan tỏa còn thấp. Đặc biệt trong 2 năm qua, các thôn, bản đặc biệt khó khăn bị ảnh hướng nghiêm trọng bởi mưa lũ, thiên tai, sạt lở đất, đã phát huy cơ bản hạ tầng, sản xuất các thôn bản khó khăn như xóm Sổ, xã Trung Thành; thôn Nhạp, xã Đồng Ruộng ( Đà Bắc)…

Tiếp thu các ý kiến phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Dũng nhấn mạnh, để tiếp tục thực hiện đề án, Ban Dân tộc chủ trì phối hợp với các sở, ngành, địa phương rà soát đánh giá kết quả, các mục tiêu của đề án; chủ động tham mưu cho UBND tỉnh lồng ghép, cân đối các nguồn vốn từ các chương trình, dự án, nhất là chương trình 135, các chương trình mục tiêu quốc gia… để đầu tư hạ tầng thiết yếu, chú trọng đầu tư, hỗ trợ phát triển sản xuất, tổ chức tốt công tác tuyên truyền nâng cao ý thức vươn lên thoát nghèo của người dân các thôn bản khó khăn nhất tỉnh. 


                                                                         PV


Các tin khác


Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục