(HBĐT) - Thời gian gần đây, trên những mảnh đất phủ xanh màu lúa, ngô, dong riềng ở xã Hợp Thịnh (Kỳ Sơn) có thêm những vườn cam, bưởi. Trồng cây có múi ở xã Hợp Thịnh đang là hướng đi mới, tạo nguồn thu nhập bền vững, đóng góp cho phát triển KT-XH, củng cố vững chắc tiêu chí xây dựng nông thôn mới.


 

Ông Nguyễn Văn Quỳnh, xóm Giếng, xã Hợp Thịnh (Kỳ Sơn) cải tạo vườn tạp, trồng 5,5 ha cây có múi theo tiêu chuẩn VietGAP, cho hiệu quả kinh tế cao.

 

Cây có múi ở xã Hợp Thịnh trồng khoảng 3 năm trở lại đây. Bắt đầu từ các hộ trồng nhỏ lẻ, hiện đã mở rộng ra toàn xã với tổng diện tích gần 40 ha. Riêng trong năm 2018, xã mở rộng vùng trồng cây có múi với quy mô tập trung 10 ha, gồm các loại cam Canh, cam V2, lòng vàng, bưởi Diễn, bưởi da xanh... theo quy trình VietGAP, hướng đến thương hiệu nông sản sạch, chất lượng. Cũng trong năm 2018, một số hộ đã cho thu từ cam với giá cả ổn định, đem lại hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần so với các loại cây trồng truyền thống khác.

Đồng chí Nguyễn Văn Thiết, Phó Chủ tịch UBND xã Hợp Thịnh cho biết: "Thời gian qua, chính quyền xã tích cực quan tâm, chỉ đạo người dân chuyển đổi cây trồng theo hướng hiệu quả, từng bước hình thành vùng chuyên canh cây có múi, tạo mối liên kết sản phẩm nông nghiệp, xây dựng, phát triển sản phẩm theo chuỗi giá trị, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Bên cạnh đó, xã tiếp tục phối hợp với Trạm khuyến nông huyện chuyển giao KH-KT về trồng và chăm sóc cây có múi theo tiêu chuẩn VietGAP, giúp mô hình ngày càng bền vững".

Hải Cao, Giếng là 2 xóm đang phát triển mạnh về cây có múi với 25 ha, 24 hộ tham gia, hộ ít trồng 2.000 - 3.000 m2, hộ nhiều trồng 5 - 6 ha. Cuối năm 2018, nhiều vườn cam, bưởi đã cho thu hoạch, đem lại doanh thu hàng trăm triệu đồng cho các hộ dân. Nhiều hộ mạnh dạn "đi tắt, đón đầu" công nghệ, sau khi cải tạo đất đã xây dựng mô hình trồng cây có múi theo tiêu chuẩn VietGAP, nhờ các hộ có kinh nghiệm từ vùng cam nổi tiếng như Cao Phong, Lạc Thủy về hỗ trợ kỹ thuật. Nhờ đó, sản phẩm thu hoạch cho chất lượng, năng suất cao, được thị trường ưa chuộng.

Ông Nguyễn Văn Quỳnh có vườn cam, bưởi lớn nhất xóm Giếng với diện tích 5,5 ha. Năm 2015, ông mạnh dạn vay vốn, cải tạo vườn tạp, đầu tư giống, hệ thống tưới phun, xây dựng mô hình trồng cây có múi theo tiêu chuẩn VietGAP. Ông Quỳnh cho biết: "Năm 2018 gia đình tôi thu được 80 triệu đồng từ việc bán cam Canh. Diện tích cam V2, bưởi da xanh đang trong giai đoạn bói quả, màu sắc đẹp, nhiều tiểu thương đã hẹn đặt mua tại vườn".

Nhằm tiếp tục phát triển, mở rộng, tạo sự bền vững cho cây có múi, xã đã triển khai đồng bộ, hiệu quả các chính sách hỗ trợ cải tạo vườn tạp, vốn vay, chuyển giao KH-KT trồng và chăm sóc cây ăn quả... Bên cạnh đó, từng bước xây dựng vùng chuyên canh cây có múi, vận động thành lập HTX, khuyến khích người dân sử dụng các chế phẩm sinh học, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, kích thích tăng trưởng nhằm hướng tới tiêu chí nông sản sạch, chất lượng.

Đồng chí Nguyễn Văn Thiết, Phó Chủ tịch UBND xã Hợp Thịnh cho biết thêm: "Thời gian tới, xã tiếp tục vận động người dân cải tạo vườn tạp, mở rộng diện tích cây ăn quả có múi. Đồng thời tìm mối liên kết tiêu thụ sản phẩm với các thị trường trong và ngoài tỉnh; tăng cường chuyển giao KH-KT nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng, tạo điều kiện tối đa cho sản xuất, giúp người dân nâng cao thu nhập, phát triển KT-XH".

 

Hoàng Anh

 

Các tin khác


Huyện Đà Bắc lấy ý kiến về phát triển vùng trồng cây dược liệu quý

(HBĐT) - Sáng 22/3, UBND huyện Đà Bắc tổ chức hội nghị lấy ý kiến góp ý báo cáo "Phương án phát triển vùng trồng cây dược liệu quý tại huyện Đà Bắc”. Dự hội nghị có lãnh đạo Viện Dược liệu (Bộ Y tế); một số sở, ban, ngành của tỉnh và huyện Đà Bắc.

Tháo gỡ khó khăn cho nông dân sản xuất rừng và trang trại

(HBĐT) - Ngày 22/3, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Ban Quản lý chương trình hỗ trợ rừng và trang trại (FFF) tổ chức hội nghị bàn tròn cấp tỉnh tháo gỡ khó khăn cho nông dân sản xuất rừng và trang trại. 4 năm qua, chương trình được triển khai tại một số xã ở 2 huyện Tân Lạc, Lạc Thủy.

Huyện Lạc Sơn phát triển sản phẩm OCOP

(HBĐT) - Triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), huyện Lạc Sơn hiện có 10 sản phẩm của 10 chủ thể được chứng nhận OCOP 3 sao cấp tỉnh.

Xây dựng cơ chế, chính sách, giải pháp phát triển nhà ở xã hội

(HBĐT) - Việc triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội (NƠXH) trong thời gian qua nhằm thực hiện chủ trương bảo đảm an sinh xã hội, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH và ổn định thị trường bất động sản. Chính phủ đã tập trung chỉ đạo quyết liệt, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 03/CT-TTg, ngày 25/1/2017 về đẩy mạnh phát triển NƠXH. Tuy nhiên, việc phát triển NƠXH vẫn tiến triển rất chậm với nhiều khó khăn, vướng mắc.

Huyện Cao Phong: Nâng cao chất lượng cam phục vụ xuất khẩu

(HBĐT) - Sau khi tới thị trường Anh, cam Cao Phong bước đầu nhận được những phản hồi tích cực từ người tiêu dùng sở tại, đánh dấu sự trở lại của loại trái cây đặc sản miền Bắc trên thị trường thế giới sau hơn 40 năm. Đây là động lực lớn, tiền đề để các cấp chính quyền cũng như doanh nghiệp, HTX, nông dân trồng cam trên địa bàn huyện tiếp tục nỗ lực nâng cao chất lượng sản phẩm nông sản đặc trưng của vùng đất Mường Thàng.

Tháo gỡ vướng mắc giải phóng mặt bằng dự án khu đô thị mới Trung Minh A

(HBĐT) - Dự án khu đô thị mới (KĐTM) Trung Minh A là dự án trọng điểm của tỉnh. Trong quá trình triển khai gặp nhiều khó khăn, vướng mắc về giải phóng mặt bằng (GPMB), một số hộ dân không nhận tiền đền bù, hỗ trợ, không bàn giao mặt bằng, ngăn cản không cho chủ đầu tư thi công, ảnh hưởng lớn đến tiến độ triển khai dự án.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục