(HBĐT) - Hội Nông dân TP Hòa Bình đã triển khai sâu rộng các phong trào thi đua do Hội phát động gắn với thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM), cụ thể hóa bằng phong trào "TP Hòa Bình chung sức xây dựng NTM".


Giai đoạn từ năm 2011 đến nay, Hội đã lồng ghép các chương trình, dự án phát triển KT-XH của tổ chức Hội như mô hình hỗ trợ xây dựng nhà "Mái ấm nông dân"; xây dựng các mô hình kinh tế hợp tác hiệu quả lồng ghép với dự án vay vốn "Quỹ hỗ trợ nông dân"; mô hình chỉnh trang nhà ở, nước sạch, vệ sinh môi trường, phát triển kinh tế gia đình lồng ghép các nguồn vốn vay ủy thác của các tổ chức tín dụng; xây dựng gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa; vận động cán bộ, hội viên tham gia đóng góp ngày công, vật liệu, hiến đất để thi công các công trình cơ sở hạ tầng nông thôn gắn với phong trào "Dân vận khéo"...

Nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của cán bộ, hội viên nông dân trong việc tham gia xây dựng NTM, các cấp Hội chú trọng tuyên truyền, phổ biến bằng nhiều hình thức với tổng số 3.600 cuộc tới 216.000 lượt hội viên, phát trên 5.000 tờ rơi. Hàng năm, chủ động đăng ký với Ban Chỉ đạo địa phương thực hiện các nội dung, tiêu chí xây dựng NTM, cụ thể bằng các chỉ tiêu thi đua. Giúp hội viên có vốn sản xuất, xây dựng các mô hình kinh tế hộ, kinh tế tập thể, các cấp Hội đã vận động hội viên, nông dân tham gia ủng hỗ Quỹ hỗ trợ nông dân. Hàng năm phát triển nguồn quỹ đạt khoảng 150 triệu đồng. Hướng dẫn thành lập 23 tổ hợp tác liên kết sản xuất, 1 HTX với tổng số vốn quỹ đã giải ngân trên 4,6 tỷ đồng quay vòng cho 34 dự án, 325 hộ vay. Hội nhận ủy thác của Ngân hàng CSXH quản lý 45 tổ tiết kiệm và vay vốn với tổng dư nợ hơn 23,6 tỷ đồng cho 1.250 hộ vay vốn... Từ đó, góp phần giảm số hộ hội viên nghèo toàn Hội còn 1,53%, 100% hộ hội viên được dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh và có công trình vệ sinh đạt tiêu chuẩn.

Đặc biệt, tham gia thực hiện tiêu chí "nhà ở nông thôn", Hội vận động hội viên ủng hộ tiền, huy động ngày công, nguyên vật liệu... qua đó, trực tiếp xây dựng được 8 nhà "Mái ấm nông dân", phối hợp với các ngành, đoàn thể hỗ trợ xây dựng 32 nhà tình nghĩa, góp phần xóa 100% nhà dột nát trên địa bàn nông thôn; vận động hội viên ủng hộ trên 72.000 ngày công lao động trị giá trên 14 tỷ đồng để xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, tu sửa, nạo vét kênh, mương nội đồng. Vận động nông dân tham gia hiến trên 12.000 m2 đất vườn, đồi, ủng hộ và chấp hành khi Nhà nước thu hồi với diện tích đất trên 8.000 m2 để thi công xây dựng các công trình hạ tầng.

Từ sự hưởng ứng, tham gia đóng góp của nông dân, tình đoàn kết trong khu dân cư được nâng cao, an ninh trật tự được giữ vững, môi trường nông thôn được cải thiện. Vai trò, vị thế của tổ chức Hội ngày càng được khẳng định.


Mô hình kinh tế tập thể của Hội Nông dân xã Dân Chủ (TP Hòa Bình) được nhiều địa phương thăm quan, tìm hiểu để nhân rộng. 

Bùi Minh

Các tin khác


Thủ tướng chỉ đạo xây dựng Nghị định chế độ tiền lương mới

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu nghiên cứu, đề xuất một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức, người lao động trong các cơ sở y tế công lập.

Thúc đẩy phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể

Kinh tế hợp tác không chỉ giúp ổn định và phát triển sản xuất, kinh doanh mà còn tạo việc làm, tăng thu nhập, hỗ trợ xóa đói, giảm nghèo, ổn định đời sống của thành viên. Thời gian qua, xác định vai trò và tầm quan trọng của phát triển kinh tế tập thể (KTTT), trên cơ sở các quy định của Trung ương, tỉnh Hòa Bình đã kịp thời ban hành các chính sách hỗ trợ, tạo động lực thúc đẩy KTTT phát triển. Qua đó đóng góp quan trọng vào phát triển KT-XH của địa phương.

Hiệu quả từ trồng dưa - theo tiêu chuẩn VietGAP ở xã Mai Hạ

Những năm qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) nỗ lực thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để nâng cao hiệu quả sản xuất, cải thiện cuộc sống, thu nhập cho người dân. Trong đó phải nói đến trồng dưa hấu theo tiêu chuẩn VietGAP đã giúp người dân địa phương bước vươn lên thoát nghèo.

Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm Trung ương ký kết giao ước thi đua năm 2024

Sáng 12/4, Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm Trung ương tổ chức hội nghị ký kết giao ước thi đua năm 2024. 

Tháo gỡ đầu ra cho cây gai xanh

Chậm thu mua, chậm thanh toán … ! Đó là thực trạng chung đối với các hộ liên kết trồng cây gai xanh trên địa bàn tỉnh. Nguyên nhân do kinh tế suy thoái nên các doanh nghiệp khó khăn trong việc thu mua, "đầu ra” không ổn định. Từ thực tế đó, người dân mong muốn chính quyền địa phương và các sở, ngành chức năng phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp thực hiện nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn về đầu ra cho cây gai xanh. Qua đó đảm bảo nguồn cung, cầu ổn định, tạo điều kiện cho các hộ trồng gai xanh yên tâm phát triển và nâng cao giá trị cây trồng.

Bền bỉ vượt khó cùng vốn ưu đãi

Với sự đồng hành và hỗ trợ đa chiều của vốn tín dụng chính sách (TDCS) đã viết nên nhiều câu chuyện về hành trình vượt lên nghèo, đói của không ít hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục