(HBĐT) - Cách đây hơn 1 năm, anh Bùi Văn Khanh, chi đoàn xóm Trội, xã Tân Mỹ (Lạc Sơn) được vay 30 triệu đồng vốn Ngân hàng Chính sách xã hội. Bằng nguồn vốn này, anh có điều kiện mở rộng quy mô chăn nuôi dê, gà thương phẩm. Hiện tại, anh nuôi 30 con dê, từ 300 - 400 con gà/lứa. Công việc sản xuất của gia đình anh trên đà phát triển, doanh thu tăng so với trước, đạt mức thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.


Đoàn viên Phạm Văn Đông, xóm Nại, xã Tân Mỹ (Lạc Sơn) thoát nghèo nhờ vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội để đầu tư nuôi bò. 

Năm 2017, cũng từ vốn vay, các hộ đoàn viên cận nghèo như: Bùi Văn Thành, Phạm Văn Đông ở chi đoàn xóm Nại, Bùi Văn Dưng ở chi đoàn xóm Khao, Quách Văn Biều ở chi đoàn xóm Trội... đã vươn lên mức sống trung bình khá. Điển hình là anh Phạm Văn Đông, nhờ Ngân hàng CSXH cho vay 30 triệu đồng đầu tư chăn nuôi bò sinh sản, dần anh chuyển sang nuôi bò vỗ béo nhốt chuồng nhằm chủ động khâu thức ăn, chăm sóc, phòng bệnh, giúp chăn nuôi đạt hiệu quả cao hơn. Một trường hợp thoát nghèo khác là anh Bùi Văn Hợp ở chi đoàn xóm Nại, cũng nhờ vay vốn Ngân hàng CSXH đầu tư máy làm mộc, nề. Việc sản xuất, kinh doanh của anh ngày càng tiến triển, tay nghề, chất lượng sản phẩm mộc có sự nâng lên nhờ máy móc hỗ trợ, thu hút khách hàng đến đặt mua đông hơn, góp phần giải quyết việc làm cho lao động, tăng thu nhập từ nghề.

Chia sẻ với chúng tôi, anh Bùi Thanh Luân, Bí thư Đoàn Thanh niên xã Tân Mỹ cho biết: Đoàn xã có 13 chi đoàn xóm và 2 chi đoàn nhà trường, 285 đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) tham gia sinh hoạt thường xuyên. Trong những năm qua, Đoàn xã luôn quan tâm, chú trọng hỗ trợ ĐVTN đảm đương vai trò xung kích của lực lượng lao động trẻ trong phát triển kinh tế, làm giàu và giảm nghèo bền vững. Bên cạnh tuyên truyền, động viên ĐVTN đang tham gia sinh hoạt tại các chi đoàn, Đoàn xã đẩy mạnh chương trình hỗ trợ ĐVTN được tiếp cận với các nguồn vốn, nhận ủy thác từ Ngân hàng CSXH cho 239 hộ vay, tổng dư nợ vốn tính đến thời điểm hiện tại đạt trên 4,4 tỷ đồng. Mặt khác, Đoàn xã cũng tạo điều kiện, phối hợp tốt với các tổ chức tín dụng khác để ĐVTN tiếp cận với nguồn vốn vay sản xuất, kinh doanh nông nghiệp, nông thôn. Hiện có 92 hộ ĐVTN được vay vốn đầu tư sản xuất với tổng dư nợ trên 1,4 tỷ đồng.

Năm 2018, Đoàn xã đã 2 lần tổ chức cho các Bí thư chi đoàn và những thanh niên có chí hướng làm giàu đi thăm quan, học tập kinh nghiệm các mô hình hay, điển hình trong phát triển kinh tế. Đó là mô hình chăn nuôi gà của anh Bùi Văn Huế ở xóm Đảng, xã Chí Thiện; mô hình trồng cây ăn quả có múi của chị Bùi Thị Nhàn ở chi đoàn xóm Khảnh của xã. Cũng từ đây, phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh trong ĐVTN các chi đoàn được đẩy mạnh hơn. Xuất hiện những gương tiêu biểu trong ĐVTN như: Anh Bùi Văn Quý ở xóm Câu với mô hình trồng táo lê cho giá trị kinh tế cao, thị trường tiêu thụ ổn định; mô hình trồng bí xanh và ớt thương phẩm của anh Bùi Văn Sơn, chi đoàn xóm Nại đạt thu nhập hơn 100 triệu đồng/năm...

Hiện nay, số hộ thanh niên nghèo toàn xã giảm còn 39 hộ, cận nghèo giảm còn 16 hộ, bình quân thu nhập đầu người của xã năm 2018 đạt trên 30 triệu đồng/năm. Cùng với các hoạt động hỗ trợ ĐVTN thoát nghèo đã thúc đẩy phong trào tuổi trẻ lập thân, lập nghiệp, tập hợp, thu hút đông đảo ĐVTN thực hiện các chương trình, hoạt động vì cộng đồng. Tiêu biểu là hoạt động của các nhóm thanh niên đi làm ăn xa trong 5 tháng đầu năm 2019. Đoàn xã đã vận động đóng góp tiền mặt, ngày công thực hiện nhiều phần việc ý nghĩa như nhóm thanh niên xóm Mặc ủng hộ xây dựng, trang bị thiết chế nhà văn hóa xóm trị giá 80 triệu đồng; nhóm thanh niên xóm Nại ủng hộ 30 triệu đồng lát nền nhà văn hóa xóm; nhóm thanh niên xóm Câu góp 17 triệu đồng đổ bê tông sân bóng chuyền và rào lưới xung quanh. Các chi đoàn cũng thành lập từng nhóm hoạt động riêng để giúp đỡ đoàn viên nghèo. Hoạt động nổi bật gần đây nhất của các chi đoàn là giúp đỡ dựng lại nhà cho gia đình liệt sỹ Bùi Văn Cò ở xóm Cai nhân Tháng Thanh niên năm 2019.

Thu Hằng


Các tin khác


Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục