Báo cáo bán thường niên của Ngân hàng Thế giới về tình hình kinh tế Việt Nam công bố ngày 1-7 đưa ra nhận định, đà tăng trưởng của Việt Nam chậm lại kể từ đầu năm, nhưng triển vọng vẫn tích cực.


WB: Triển vọng kinh tế Việt Nam vẫn tích cực

Trong kỳ báo cáo, ngành dịch vụ đạt kết quả tốt - dấu hiệu cho thấy nhu cầu trong nước và đặc biệt là tiêu dùng tư nhân vẫn tăng bền vững. Tỷ lệ nợ trên GDP giảm từ mức đỉnh 63,7% năm 2016 xuống còn khoảng 58,4% năm 2018.

Tăng trưởng gần đây giảm tốc là do tác động dội của những yếu tố bất lợi bên ngoài đối với các ngành kinh tế quan trọng. Dịch tả lợn châu Phi bùng phát và giá cả quốc tế suy giảm gây ảnh hưởng đến sản lượng nông nghiệp. Đồng thời, sức cầu bên ngoài yếu đi làm tăng trưởng chững lại ở các ngành chế tạo, chế biến định hướng xuất khẩu.

Mặc dù có những dấu hiệu cho thấy tăng trưởng chững lại theo chu kỳ, báo cáo nhận định rằng triển vọng của Việt Nam vẫn tích cực. Tăng trưởng GDP trong năm 2019 theo giá so sánh được dự báo sẽ giảm còn 6,6%, do sức cầu bên ngoài yếu đi và do chính sách tài khóa và tín dụng tiếp tục bị thắt chặt. Chỉ số lạm phát dự kiến vẫn được duy trì dưới chỉ tiêu lạm phát chính thức là 4%.

Rủi ro tiếp tục gia tăng, do tình trạng bất định toàn cầu tăng lên với khi căng thẳng thương mại leo thang và biến động tài chính nhiều hơn. Rủi ro bên ngoài còn trở nên phức tạp hơn khi kết hợp với những nguy cơ dễ tổn thương trong nước, bao gồm chậm trễ trong quá trình củng cố tình hình tài khóa, cải cách doanh nghiệp nhà nước và khu vực ngân hàng, gây ảnh hưởng đến cảm nhận của nhà đầu tư và viễn cảnh tăng trưởng.

"Việt Nam cần chuẩn bị điều chỉnh chính sách kinh tế vĩ mô trong trường hợp rủi ro nêu trên trở thành hiện thực, dẫn đến suy giảm sâu hơn so với dự kiến," theo ông Ousmane Dione, Giám đốc Quốc gia của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam. "Việt Nam cũng sẽ phải tiếp tục tăng cường chiều sâu cải cách cơ cấu, nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu, tăng cường chiều sâu hội nhập thương mại thông qua các hiệp định khu vực và đa phương”.

Một số chỉ tiêu kinh tế: 

2017

2018

2019

2020

2021

TăngtrưởngGDP (%)

6,8

7,1

6,6

6,5

6,5

Chỉsố giá tiêu dùng (bình quân năm, %)

3,5

3,5

3,7

3,8

3,8

Cânđối tài khoản vãng lai(%GDP)

2,1

2,3

2,0

1,4

1,4

Cânđối ngân sách(%GDP, BộTài chính)

-2,7

-2,5

-2,5

-2,3

-2,2

Nợcông(%GDP)

61,4

58,4

58,3

58,0

57,6

Nợcông(%GDP)

58,2

55,6

54,4

53,3

52,5

 Nguồn: Chínhphủ Việt Nam, IMF và WB.


                                                                                 Theo báo Nhân Dân



Các tin khác


3 cơ sở được cấp giấy chứng nhận cá Sông Đà - Hòa Bình

(HBĐT) -Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản - Sở NN&PTNT đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận "Cá Sông Đà - Hòa Bình” cho 3 cơ sở nuôi trồng thủy sản; giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho 8 cơ sở; xác nhận kiến thức về ATTP cho 39 người.

6 tháng đầu năm có 165 doanh nghiệp thành lập mới

(HBĐT) -Toàn tỉnh ước có 165 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 3.200 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm. So với cùng kỳ năm trước, số lượng doanh nghiệp cấp mới giảm 30,9%, số vốn đăng ký giảm 24,21%; 21 doanh nghiệp đăng ký chi nhánh, văn phòng đại diện; cấp thay đổi, bổ sung nội dung giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho 518 lượt doanh nghiệp; 74 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh; 13 doanh nghiệp giải thể tự nguyện.

EVFTA nâng tầm hội nhập của Việt Nam

Một trong những đặc điểm chính của hợp tác kinh tế - thương mại quốc tế trong thời gian gần đây là việc xuất hiện những mối liên kết hợp tác kinh tế mới và sự phát triển mạnh của các xung đột thương mại ở cấp độ song phương, khu vực, thậm chí cả trong khuôn khổ đa phương của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Trong bối cảnh phức tạp và khó lường đó, Việt Nam là một trong số ít nước vẫn duy trì quyết tâm mở cửa, hội nhập với nền kinh tế thế giới trên cơ sở các nguyên tắc phù hợp đường lối đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa các mối quan hệ. Một dẫn chứng cho đường lối kiên định đó chính là Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên hiệp châu Âu (EU), gọi tắt là EVFTA vừa được hai bên ký kết vào ngày 30-6 tại Hà Nội.

Tổng dư nợ trên địa bàn đạt 21.994 tỷ đồng

(HBĐT) - Ước đến ngày 30/6/2019, tổng nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng đạt 21.255 tỷ đồng, tăng 5% so với cuối năm 2018; vốn huy động từ các tổ chức kinh tế và dân cư ước đạt 16.377 tỷ đồng, tăng 6,5% so với cuối năm 2018. Trong đó, vốn huy động trên 12 tháng là 6.934 tỷ đồng, chiếm 33% nguồn vốn huy động.

6 tháng, sản lượng cá thu hoạch ước đạt 6,4 nghìn tấn

(HBĐT) - Theo Sở NN&PTNT, toàn tỉnh hiện có 2,6 nghìn ha mặt nước ao, hồ nuôi trồng thủy sản. Trong tháng 6, sản lượng cá thu hoạch trên toàn tỉnh đạt 946 tấn. 6 tháng đầu năm, sản lượng cá ước đạt 6,4 nghìn tấn, trong đó khai thác 1,2 nghìn tấn, nuôi trồng 5,2 nghìn tấn.

Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm

(HBĐT) - Ngày 28/6, Sở NN&PTNT tổ chức hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm 2019.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục