(HBĐT) - Để sản phẩm rau, quả hữu cơ được công nhận đảm bảo chất lượng, an toàn, quá trình canh tác phải tuân thủ nguyên tắc "5 không” (không sử dụng phân hóa học, không sử dụng thuốc trừ sâu độc hại, không dùng những chất biến đổi gen, không dùng chất kích thích sinh trưởng, không sử dụng thuốc diệt cỏ). Rau sau khi thu hoạch được đưa vào nhà sơ chế, đóng bao bì có dán mác, tem. Người tiêu dùng có thể truy cập mã vạch để biết nguồn gốc, xuất xứ cũng như toàn bộ quy trình trồng rau quả… Việc sản xuất nông sản hữu cơ ở huyện Lương Sơn đã được chuẩn bị khá kỹ lưỡng, đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc.


Được sự hỗ trợ của dự án ADDA (Đan Mạch), trường cao đẳng NN&PTNT Bắc Bộ, năm 2008, huyện Lương Sơn phối hợp triển khai dự án sản xuất rau hữu cơ tại 7 xã, thị trấn trong huyện. Đây là mô hình điểm nên vừa làm vừa học hỏi, rút kinh nghiệm. Đồng chí Phùng Thị Lan, Chủ tịch Hội Nông dân huyện cho biết: Để người nông dân tiếp cận được và ứng dụng được những tiến bộ KH-KT trong sản xuất, Phòng NN&PTNT, Hội Nông dân huyện đã chủ động nghiên cứu chuyển tải kiến thức KH-KT đến với người dân. Tích cực vận động các thành viên tham gia tổ, nhóm sản suất nông nghiệp hữu cơ để nhân rộng diện tích. Theo đồng chí Phùng Thị Lan, sở dĩ phải làm tốt khâu tuyên truyền, vận động người dân tham gia là bởi thời gian để chuyển giao KH-KT khá dài. Mỗi lớp tập huấn sản xuất nông nghiệp hữu cơ kéo dài 4 tháng (thời gian từ lúc làm đất, gieo hạt cho đến khi rau, củ, quả cho thu hoạch). Bên cạnh đó, Phòng NN&PTNT, Hội Nông dân huyện cũng chủ động thực hiện việc tạo ra sự liên kết 4 nhà (nhà nông - nhà nước - nhà khoa học và nhà doanh nghiệp) để thúc đẩy quá trình sản xuất.


Cơ sở sản xuất chuối Viba, thôn Tân Sơn, xã Trung Sơn (Lương Sơn) áp dụng công nghệ xử lý và bảo quản chất lượng sản phẩm.

Với những nỗ lực đó, đến nay, sau hơn 10 năm triển khai mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn, huyện Lương Sơn có 6 HTX và 9 tổ nhóm sản xuất nông nghiệp hữu cơ với diện tích sản xuất 33,7 ha (trong đó, sản xuất rau hữu cơ 20,2 ha), năng suất đạt từ 200-250 tạ/ha/năm, giá trị kinh tế đạt trên 350 triệu đồng/ha/năm. Hoạt động của các nhóm sản xuất khá ổn định, thường xuyên liên kết, giám sát chặt chẽ với nhau, tạo ra luồng sản phẩm phong phú có chất lượng. 3 năm liền (2014 - 2016), liên nhóm hữu cơ huyện Lương Sơn được T.Ư Hội Nông dân Việt Nam cấp chứng nhận sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu. Năm 2016, Tổng hội NN&PTNT Việt Nam đã bình chọn sản phẩm nông nghiệp hữu cơ Lương Sơn lọt vào Top 100 "Thương hiệu vàng nông nghiệp Việt Nam”. Tại lễ tôn vinh điển hình tiên tiến phát triển nông nghiệp hữu cơ Việt Nam lần thứ nhất (được tổ chức vào tháng 12/2016), liên nhóm hữu cơ huyện Lương Sơn được Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam tặng "Cúp vàng thương hiệu sản phẩm hữu cơ vì sức khỏe cộng đồng 2016”… Những danh hiệu đó đã "chắp cánh” cho nông nghiệp hữu cơ Lương Sơn vươn tới chiếm lĩnh thị trường rộng mở. Theo đó, từ nhiều năm nay, sản phẩm hữu cơ của Lương Sơn luôn có mặt trên kệ hàng thực phẩm sạch của Công ty Tâm Đạt, Vina GAP, Công ty Tràng An (Hà Nội)...

Xác định sản xuất nông nghiệp hữu cơ là hướng đi mới bền vững, vừa đảm bảo an toàn sinh học, góp phần bảo vệ và cân bằng sinh thái môi trường, bảo vệ sức khoẻ cộng đồng, vừa góp phần giải quyết tình trạng thiếu việc làm cho người dân nông thôn, huyện Lương Sơn đã có định hướng mở rộng diện tích. Hiện, ngoài diện tích trồng rau, huyện đang chuyển đổi 13,5 ha trồng cây ăn quả theo phương pháp hữu cơ, quy hoạch phát triển trên 1.400 ha rau an toàn (trong đó, rau hữu cơ khoảng 60 ha) đểtrở thành "vành đai nông nghiệp xanh” cung cấp rau an toàn cho huyện, tỉnh, Thủ đô Hà Nội và các vùng lân cận.


Lam Nguyệt


Các tin khác


Xã Đa Phúc cán đích nông thôn mới

Nhờ phát huy sức mạnh cộng đồng, sử dụng hiệu quả các nguồn lực từ Trung ương và địa phương, cùng với quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, cuối năm 2023, xã Đa Phúc, huyện Yên Thủy được Chủ tịch UBND tỉnh ra Quyết định số 3064/QĐ-UBND, ngày 29/12/2023 công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Từ một xã vùng đặc biệt khó khăn của huyện, Đa Phúc như được khoác lên mình chiếc áo mới, cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng khang trang, đời sống vật chất, tinh thần của người dân nâng lên, diện mạo nông thôn có nhiều đổi mới và khởi sắc.

Giá xăng tăng hơn 400 đồng/lít

Liên bộ Công Thương - Tài chính vừa điều chỉnh giá xăng dầu từ 15h chiều nay 17/4.

Kiểm tra tiến độ xây dựng nông thôn mới tại huyện Kim Bôi

Ngày 17/4, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn huyện Kim Bôi. 

UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và AFD tại Việt Nam

Ngày 17/4, UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và đại diện Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại Việt Nam. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số ban, sở, ngành.

Chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu

Để chủ động phòng chống thiên tai trong mùa mưa bão năm 2024, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, đảm bảo tính thống nhất, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác phòng, tránh và kịp thời ứng phó, xử lý các tình huống khi thiên tai xảy ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục