(HBĐT) - Dự án "Nâng cao năng lực tự quản tại cộng đồng” do tổ chức Bánh mì cho thế giới (BfdW) triển khai thực hiện từ năm 2017 tại 4 xã: Nuông Dăm, Vĩnh Tiến, Bình Sơn, Cuối Hạ (Kim Bôi) với tổng nguồn vốn đầu tư trên 13 tỷ đồng. Dự án đã triển khai nhiều tiểu dự án nhằm hỗ trợ địa phương chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tăng thu nhập trên cùng một diện tích canh tác, giải quyết vấn đề việc làm, góp phần tích cực xây dựng nông thôn mới. Trong đó, mô hình sản xuất hữa cơ PGS là một trong những tiểu dự án thiết thực, hiệu quả.


Các thành viên nhóm rau hữu cơ của Chi hội phụ nữ xóm Đầm Trong, xã Nuông Dăm (Kim Bôi) sơ chế sản phẩm trước khi đóng gói, dán tem truy xuất nguồn gốc. 

Cùng cán bộ Hội LHPN huyện Kim Bôi, xã Nuông Dăm, chúng tôi đến thăm mô hình sản xuất rau hữu cơ của Chi hội Phụ nữ xóm Đầm Trong, xã Nuông Dăm (Kim Bôi). Chị Bùi Thị Tiết, Chủ tịch Hội LHPN xã Nuông Dăm cho biết: 6 thành viên trong nhóm thực hiện sản xuất rau hữu cơ theo tiêu chuẩn PGS từ tháng 12/2018 đến nay. Thửa ruộng trên 1,2 ha với nhiều loại rau xanh tốt của nhóm hiện nay được dồn, đổi thửa với các hộ trong xóm. Trên 2 tấn rau, quả đã được xuất bán ra thị trường, giá bán bình quân từ 16-20 nghìn đồng/kg cùng với sự phản hồi tích cực của người tiêu dùng là thành quả bước đầu cổ vũ chị em trong nhóm hăng hái, tích cực hơn khi tham gia mô hình ý nghĩa này. Cùng với nhóm sản xuất rau tại xã Nuông Dăm còn có nhóm nuôi ong tự nhiên, nhóm nuôi gà an toàn đang phát triển tốt, cho thu nhập ổn định…

Chị Quách Thị Điệp, Trưởng nhóm rau hữu cơ Lầm Trong, xóm Ba Lầm, xã Nuông Dăm chia sẻ: Sau khi nhóm sản xuất được thành lập, các thành viên trong nhóm được tham gia các chương trình tập huấn về canh tác hữu cơ trên cây rau cùng các phương pháp, kỹ năng giám sát, thanh tra cũng như tiếp cận tiêu chuẩn trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ (PGS). Để đảm bảo canh tác hiệu quả, nhóm chủ động đào giếng giữ nguồn nước tưới, làm bờ bao, tạo vùng đệm để cách ly và ngăn ngừa ô nhiễm, sâu bệnh từ bên ngoài. Ngoài ra, chọn vị trí phù hợp để ủ phân, tự chế thuốc thảo mộc, dinh dưỡng bổ sung cho cây, làm nơi để dụng cụ, sơ chế đóng gói và dán tem truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm… Những kết quả bước đầu của nhóm đạt được là sự khích lệ, động viên các thành viên tích cực hơn trong tham gia sản xuất các sản phẩm sạch để đáp ứng nhu cầu sử dụng không chỉ cho gia đình, người thân mà cho cả cộng đồng.

Đồng chí Nguyễn Thị Minh Anh, Phó Chủ tịch Hội LHPN huyện, Trưởng Ban điều phối PGS Kim Bôi cho biết: Ban điều phối PGS huyện Kim Bôi (Hệ thống đảm bảo có sự tham gia trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ - PGS Kim Bôi) được thành lập gồm 9 thành viên. Với sự tư vấn của Khoa Trồng trọt, trường Cao đẳng NN&PTNT Bắc Bộ (thành viên Ban điều phối PGS Kim Bôi), Ban điều phối đã thực hiện điểm 8 nhóm sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ PGS Việt Nam với diện tích 1 ha ở 3 xã: Vĩnh Tiến, Cuối Hạ, Nuông Dăm (trong đó có 4 nhóm sản xuất rau hữu cơ, 2 nhóm gà an toàn; 2 nhóm sản xuất ong tự nhiên) với 45 thành viên. Thành viên tham gia các mô hình được hỗ trợ xét nghiệm mẫu đất, nước đạt tiêu chuẩn PGS. Sau khi các nhóm sản xuất được thành lập, Ban điều phối đã phối hợp mở 3 lớp huấn luyện về canh tác hữu cơ trên cây rau; phương pháp, kỹ năng giám sát, thanh tra, tiếp cận PGS. Hiện nay, Ban điều phối đã có logo thương hiệu, đăng ký tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm, bao bì. 4 nhóm sản xuất hữu cơ các xóm: Lựng, Đầm Rừng, Lầm Trong, Mý Tây của 4 xã trong vùng dự án đã được cấp chứng nhận PGS chuyển đổi lần đầu tiên sau khi được thanh tra đánh giá chéo giữa các nhóm. 


      Hồng Duyên


Các tin khác


Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản hàng năm đạt khoảng 850 tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản, gồm 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và 6 hộ kinh doanh.

Bảo vệ thuỷ sản mùa nắng nóng, mưa lũ

Nắng nóng, mưa lũ làm cho các yếu tố môi trường thay đổi dễ gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi trồng. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động các giải pháp để bảo vệ cá nuôi, hạn chế thiệt hại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục