(HBĐT) -  Những năm qua, trong quá trình thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM), tỉnh đã có nhiều giải pháp đẩy mạnh việc thực hiện tiêu chí về văn hóa, hỗ trợ các thôn, xã xây dựng nhà văn hóa và các thiết chế văn hóa phù hợp, đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng của nhân dân, góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho người dân ở địa phương.



Nhà văn hóa xã Ân Nghĩa, Lạc Sơn được đầu tư xây dựng khang trang nhưng vẫn giữ bản sắc văn hóa dân tộc, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và hội họp của nhân dân. 

  Phong Phú (Tân Lạc) là xã đạt chuẩn NTM năm 2015. Cùng với xây dựng cơ sở hạ tầng khang trang và phát triển các mô hình sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân, xã Phong Phú đặc biệt quan tâm đến phát triển văn hóa. Xóm Lũy Ải được Bộ VH-TT&DL công nhận là làng truyền thống tiêu biểu của dân tộc ít người năm 2008, năm 2014 được công nhận là điểm du lịch địa phương; là nơi lưu giữ nhiều giá trị khảo cổ có giá trị tiêu biểu của nền Văn hóa Hòa Bình. Xóm Lũy Ải là bản Mường thu nhỏ về văn hóa, tín ngưỡng, phong tục, tập quán của người Mường từ bao đời nay. Với nguồn tài nguyên nhân văn phong phú, đa dạng kết hợp với cảnh quan thiên nhiên thơ mộng, không khí trong lành, xóm Lũy Ải đang là điểm du lịch cộng đồng hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Việc phát triển du lịch cộng đồng của xóm Lũy Ải là nền tảng để xã Phong Phú thực hiện thành công xây dựng xã NTM nâng cao trong thời gian tới.

Sau 10 năm thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM thuộc lĩnh vực văn hóa, chất lượng phong trào từng bước được nâng cao theo hướng thiết thực, hiệu quả, góp phần quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển KT-XH của địa phương, tạo tiền đề cho việc thực hiện các tiêu chí xây dựng NTM của tỉnh. Cơ sở vật chất văn hóa, thể thao được chú trọng đầu tư xây dựng và nâng cấp. Đến nay, toàn tỉnh có 109/210 xã có nhà văn hóa (hoặc Trung tâm Học tập cộng đồng); 1.443/1.482 thôn có nhà văn hóa. Tuy nhiên, các trang thiết bị phục vụ hoạt động của nhà văn hóa xã, thôn, xóm còn sơ sài, thiếu thốn. Dự kiến hết năm 2019, toàn tỉnh sẽ có 97/191 xã đạt tiêu chí số 6 về cơ sở vật chất văn hóa.
Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được các huyện, thành phổ tổ chức triển khai thực hiện, từng bước nâng cao chất lượng phong trào. Hết năm 2018, toàn tỉnh có 174.132/212.506 hộ đạt danh hiệu "Gia đình văn hóa”; 1.392/1.999 làng, bản, tổ dân phố đạt danh hiệu "Làng văn hóa”. Năm 2019, dự kiến có 184/191 xã đạt tiêu chí số 16 về văn hoá, tăng 115 xã so với năm 2010.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện còn gặp nhiều bất cập như việc bố trí quỹ đất xây dựng các thiết chế văn hóa, khu thể thao thôn, xóm; sử dụng các thiết chế văn hóa, thể thao chưa thật sự hiệu quả do đội ngũ công chức văn hóa - xã hội cấp xã thường xuyên biến động, chưa đáp ứng đủ các tiêu chuẩn, trình độ theo quy định. Nhận thức của một bộ phận nhân dân, cán bộ chuyên quản ở cơ sở về tầm quan trọng của việc thực hiện 2 tiêu chí số 6 và 16 chưa cao, đôi khi chưa thật sự nhiệt tình tham gia.

          Đồng chí Bùi Thị Niềm, Giám đốc Sở VH-TT&DL cho biết: Trong xây dựng NTM, văn hóa là một trong những nội dung quan trọng. Vùng nông thôn là nơi lưu giữ các giá trị văn hóa của cộng đồng. Mục tiêu của xây dựng NTM là nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân có đời sống kinh tế đủ đầy, giao thông thuận tiện, cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp; đời sống tinh thần phong phú, bản sắc văn  hóa truyền thống được bảo tồn, phát huy.

Trong thời gian tới, ngành Văn hóa tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn việc duy trì và nâng cao chất lượng tiêu chí văn hóa và tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa. Lồng ghép tuyên truyền các nội dung về xây dựng NTM vào phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Đầu tư nguồn lực xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao và trang thiết bị cho các nhà văn hóa xã, thôn, bản để nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho nhân dân. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ văn hóa có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về tổ chức, quản lý và hoạt động thông tin cơ sở. Mặt khác, phối hợp với các ngành thành viên Ban chỉ đạo Chương trình MTQG xây dựng NTM thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện các tiêu chí văn hóa. Chỉ đạo các địa phương xây dựng, chỉnh trang các hạng mục, khuôn viên theo quy định; xây dựng quy chế quản lý, sử dụng trang thiết bị ở trung tâm văn hóa thể thao xã, nhà văn hóa thôn; tăng cường kiểm tra, giám sát việc đầu xây dựng các thiết chế văn hóa.

Đinh Thắng

Các tin khác


Hội Nữ doanh nhân Hòa Bình - khát vọng vươn xa

(HBĐT) - Câu lạc bộ (CLB) Nữ doanh nhân (DN) tỉnh là thành viên của Hiệp hội Nữ DN Việt Nam, thành viên của Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Hòa Bình. CLB hoạt động với mong muốn tập hợp, kết nối tạo sự đoàn kết trong cộng đồng các nữ DN trên địa bàn tỉnh, cùng nhau chia sẻ, hợp tác, giúp đỡ nhau, góp phần nâng cao năng lực của từng doanh nghiệp do phụ nữ làm lãnh đạo.

Huyện Tân Lạc: Đẩy mạnh chương trình "Mỗi xã một sản phẩm"

(HBĐT) - Thực hiện Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), thời gian qua, huyện Tân Lạc đã tập trung chỉ đạo quyết liệt và coi đây là nhiệm vụ trọng tâm góp phần khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương. Qua đó từng bước nâng cao giá trị hàng nông sản, phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng hiệu quả, bền vững.

Huyện Lạc Thủy thu ngân sách Nhà nước đạt trên 26% dự toán

(HBĐT) - Bám sát các chỉ tiêu nghị quyết HĐND huyện giao, ngay từ đầu năm, huyện Lạc Thủy tập trung thực hiện nhiều biện pháp tăng cường nguồn thu, chống thất thu ngân sách.

Măng Kim Bôi lọt vào top 20 hàng Việt tốt vì quyền lợi người tiêu dùng

(HBĐT) - Sản phẩm măng Kim Bôi của Công ty CP Kim Bôi vừa lọt vào top 20 hàng Việt tốt vì quyền lợi người tiêu dùng, doanh nghiệp phát triển vững mạnh, thương hiệu vàng Việt Nam, sản phẩm dịch vụ chất lượng vàng vì quyền lợi người tiêu dùng năm 2023.

Huyện Đà Bắc lấy ý kiến về phát triển vùng trồng cây dược liệu quý

(HBĐT) - Sáng 22/3, UBND huyện Đà Bắc tổ chức hội nghị lấy ý kiến góp ý báo cáo "Phương án phát triển vùng trồng cây dược liệu quý tại huyện Đà Bắc”. Dự hội nghị có lãnh đạo Viện Dược liệu (Bộ Y tế); một số sở, ban, ngành của tỉnh và huyện Đà Bắc.

Tháo gỡ khó khăn cho nông dân sản xuất rừng và trang trại

(HBĐT) - Ngày 22/3, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Ban Quản lý chương trình hỗ trợ rừng và trang trại (FFF) tổ chức hội nghị bàn tròn cấp tỉnh tháo gỡ khó khăn cho nông dân sản xuất rừng và trang trại. 4 năm qua, chương trình được triển khai tại một số xã ở 2 huyện Tân Lạc, Lạc Thủy.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục